Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu đa dạng sinh học và đánh giá tiềm năng sử dụng nhóm côn trùng xã hội cánh màng ở vùng núi đã vôi Đông Bắc Việt Nam.Mã số đề tài: VAST 04.08/15-16
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên TS. Nguyễn Thị Phương Liên
Thời gian thực hiện 01/01/2015 - 01/01/2016
Tổng kinh phí 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng)
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

•    Xác định sự đa dạng loài và sự phân bố của các loài ong mật họ Apidae, ong bắt mồi họ Vespidae và kiến họ Formicidae (Hymenoptera) ở các vùng núi đá vôi Đông Bắc Việt Nam.
•    Xác định mối liên quan sinh thái của các loài này với các dạng sinh cảnh rừng và khu dân sinh tại vùng núi đá vôi. Xác định loài có giá trị chỉ thị sinh học, các loài có giá trị kinh tế cao, đánh giá hiện trạng quần thể và tiềm năng sử dụng chúng. Đề xuất biện pháp bảo tồn, duy trì và sử dụng bền vững các loài côn trùng cánh màng này.

Kết quả chính của đề tài

- Về khoa học:
+ Trên các sinh cảnh núi đá vôi ở 8 tỉnh điều tra thuộc Đông Bắc, đã ghi nhận được 252 loài loài ong mật, ong bắt mồi và kiến (Apidae, Vespidae và Formicidae) thuộc 76 giống của 13 phân họ. Trong đó họ Apidae có 57 loài, 10 giống thuộc 2 phân họ, họ Vespidae có 96 loài, 31 giống thuộc 4 phân họ và họ Formicidae có 99 loài, 35 giống thuộc 7 phân họ.
+ Có 11 loài mới cho khoa học thuộc họ Vespidae được công bố: Parapolybia flava Saito-Morooka, Nguyen & Kojima, 2015; P. crocea Saito-Morooka, Nguyen & Kojima, 2015; P. albida Saito-Morooka, Nguyen & Kojima, 2015; Pararrhynchium striatum Nguyen, 2015; P. concavum Nguyen, 2015; Eumenes gibbosus Nguyen, 2015; E. longus Nguyen, 2016; E. congnatus Nguyen, 2016; Zethus angulatus Nguyen & Carpenter, 2016; Z. propodeus Nguyen & Carpenter, 2016. Có 15 loài là ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng Việt Nam, trong đó có 8 loài thuộc họ Vespidae và 7 loài thuộc họ Apidae.
+ Đã xác định được thành phần các loài ong và kiến trên 4 sinh cảnh điều tra và chỉ số đa dạng sinh học của từng nhóm loài ở các sinh cảnh này.
+ Bước đầu nghiên cứu sử dụng ong mật Apis cerana F. làm chỉ thị cho sự ô nhiễm kim loại nặng (10 kim loại) trong môi trường. Đã chỉ ra hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng trong bốn loại mẫu (cơ thể ong, ruột ong, mật ong và sáp ong) tại bốn điểm nghiên cứu là khác nhau và sự sai khác này có ý nghĩa (P<0,05). Kết quả này đã chỉ ra rằng ong mật (Apis cerana F.) có phản ứng với những thay đổi trong môi trường và loài này có thể được sử dụng như một loài chỉ thị sinh học trong quản lý môi trường.
+ Đã ghi nhận danh sách các loài ong và kiến có vai trò quan trọng được xác định thuộc nhóm sử dụng làm thực phẩm, thuốc và nguồn dược liệu cho vùng Đông Bắc. Đã đề xuất danh sách các loài ong và kiến có khả năng sử dụng làm chỉ thị sinh học cho các sinh cảnh khác nhau. Đã ghi nhận các loài ong và kiến có giá trị kinh tế ở khu vực nghiên cứu. Đã đề xuất danh sách các loài ong và kiến có thể sử dụng làm thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại ở vùng Đông Bắc.
+ Đã đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài ong và kiến ở vùng núi đá vôi Đông Bắc.
- Về ứng dụng:
+ Dựa trên danh sách các loài ong và kiến được đề xuất và phát hiện từ đề tài, có thể lựa chọn các loài có khả năng nhân nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, các loài có thể sử dụng làm chỉ thị sinh học cho các sinh cảnh và các loài có khả năng sử dụng trong phòng trừ tổng hợp sâu hại ở vùng Đông Bắc nước ta.
+ Lần đầu tiên, nghiên cứu về loài Apis cerana F. với khả năng sử dụng làm chỉ thị sinh học cho những biến đổi về ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nơi chúng sống.
+ Đưa ra các giải pháp cho việc khai thác, phát triển và sử dụng bền vững các loài ong và kiến ở vùng núi đá vôi Đông Bắc là ứng dụng quan trọng và cần thiết cho các nhà quản lý trong bối cảnh cấp thiết ngày nay do việc suy giảm tài nguyên thiên nhiên do khai thác và sử dụng bất hợp lý.

ntplien

 

Những đóng góp mới

+ Lần đầu tiên đưa ra được những số liệu cập nhật nhất về tính đa dạng thành phần loài của nhóm các loài cánh màng ong và kiến thuộc họ Apidae, Vespidae và Formicidae ở vùng Đông Bắc nước ta.
+ Đã mô tả 11 loài mới cho khoa học và ghi nhận mới 15 loài ong cho khu hệ côn trùng Việt Nam.
+ Lần đầu tiên đưa ra được các kết quả nghiên cứu về việc sử dụng loài Apis cerana làm chỉ thị sinh học cho những biến đổi của môi trường về ô nhiễm kim loại nặng.
+ Lần đầu tiên đưa ra được danh sách các loài ong và kiến có thể khai thác sử dụng làm thực phẩm, nhân nuôi mang lại lợi ích kinh tế, các loài có thể sử dụng làm chỉ thị sinh học và các loài có thể sử dụng làm thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại.
+ Đưa ra các giải pháp hợp lý cho việc khai thác, phát triển và sử dụng bền vững đối với nhóm côn trùng cánh màng thuộc các họ Apidae, Vespidae và Formicidae ở vùng Đông Bắc Việt Nam.

Sản phẩm đề tài

-    Các bài báo đã công bố: 17 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí năm trong danh sách SCI-E (09 bài), tạp chí quốc tế có chỉ số ISSN (03 bài) và 05 bài trên Hội thảo trong nước (04) và Quốc tế (01).
* Các bài báo đăng trên tạp chí nằm trong danh lục SCI-E
1. Nguyen Thi Phuong Lien, 2016. Contribution to the taxonomy of the genus Coeleumenes van der Vecht, 1963 (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Vietnam, with description of a new species. Zootaxa 4121 (2): 175–180.
2. Nguyen Thi Phuong Lien & James M. Carpenter, 2016. Taxonomic review of the genus Zethus Fabricius (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Vietnam with descriptions of four new species. Entomological Science (39): 1-9.
3. Nguyen L.T.P., 2016. Two new species of the genus Eumenes Latreille, 1802 (Hymenoptera: Vespidae, Eumeninae) from Vietnam. Zootaxa 4093 84): 583-588.
4. Nguyen Thi Phuong Lien and Zaifu Xu, 2015. Taxonomic notes on the genus Gribodia Zavattari, 1912 (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Vietnam and China, with description of a new species. Zootaxa 4040 (4): 458–464. http://dx.doi.org/10.11646/zootaxa.4040.4.5.
5. Nguyen L.T.P., 2015. Potter waps of the genus Eumenes Latreille, 1802 (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Vietnam, with description of a new species and key to species. Zootaxa 3974 (4): 564- 572. http://dx.doi.org/10.11646/zootaxa.3974.4.7.
6. Nguyen L.T.P., 2015. Two new species of the genus Pararrhynchium de Saussure (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from northern Vietnam. Zootaxa, 3974 (2): 170–176. http://dx.doi.org/10.11646/zootaxa.3974.2.2.
7. Saito-Morooka F., L.T.P. Nguyen & J. Kojima, 2015. Review of the paper wasps of the Parapolybia indica species-group (Hymenoptera: Vespidae, Polistinae) in eastern parts of Asia. Zootaxa 3947 (2): 215-235.
8. Nguyen Thi Phuong Lien, 2015. Taxonomic notes on the species of the genus Anterhynchium de Saussure, 1863 (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Vietnam with description of a new species. Zootaxa 3915 (1): 132-138. http://dx.doi.org/10.11646/zootaxa.3915.1.7.
9. Nguyen L.T.P, Hoa T. Dang, J. Kojima and James M. Carpenter, 2014. An annotated distributional checklist of solitary wasps of the subfamily Eumeninae (Hymenoptera: Vespidae) of Vietnam. Entomologica Americana  120(1): 7-17.
* Các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có chỉ số ISSN
10. Nguyen Phuong Minh, Tran Thi Ngat, Nguyen Dac Dai & Nguyen Thi Phuong Lien, 2016. Contribution to Taxonomy and Distribution of the genus Elaphropoda Lieftinck (Hymenoptera: Apidae: Apinae) in Vietnam. Animal Systematics, Evolution and Diversity, 32 (2): 118-122.
11. Nguyen L.T.P., D. D. Nguyen & J. M. Carpenter, 2016. Additions to the Knowledge of the Genus Phimenes (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Vietnam. Animal Systematic, Evolution and Diversity, 32 (1): 21-27.
12. Nguyen L.T.P., 2015. Taxonomic notes on the genus Delta de Saussure (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Vietnam. Animal Systematic, Evolution and Diversity, 31 (2): 95-100.
* Các bài báo đăng trên Hội thảo quốc tế
13. Nguyen D. D. and Nguyen L. T. P. , 2016. Diversity and abundance of ants (Hymenoptera: Formicidae) in Phu Luong, Thai Nguyen province, Viet Nam, Journal of  Vietnamses Environment 8 (1): 45-49.
* Các bài báo đăng trên Hội thảo quốc gia
14. Nguyễn Thị Phương Liên, Đặng Thị Hoa, Nguyễn Đắc Đại và Nguyễn Quang Cường, 2015. Nghiên cứu về các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ thuộc họ ong vàng (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) ở Vĩnh Phúc Và Bắc Giang. Báo cáo khoa học hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, Hà Nội 21/10/2015: 204-207.
15. Nguyễn Phượng Minh, Nguyến Đắc Đại, Trương Xuân Lam và Nguyễn Thị Phương Liên, 2015. Bước đầu khảo sát hàm lượng kim loại nặng ở ong mật (Apis cerena Fabricius) và sản phẩm của ong mật tại một số khu vực Hà Nội. Báo cáo khoa học hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, Hà Nội 21/10/2015: 1515-1519.
16. Nguyễn Đắc Đại và Nguyễn Thị Phương Liên, 2015. Kết quả khảo sát thành phần các loài kiến (Hymenoptera: Formicidae) ở Phú Lương, Thái Nguyên. Báo cáo khoa học hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, Hà Nội 21/10/2015: 510-513.
17. Đặng Thị Hoa và Nguyễn Thị Phương Liên, 2015.  Sử dụng bẫy tổ nghiên cứu hoạt động làm tổ của một số loài ong bắt mồi thuộc họ ong vàng (Hymenoptera: Vespidae: Eumeniae) ở Vĩnh Phúc và Thái Nguyên. Báo cáo khoa học hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, Hà Nội 21/10/2015: 1401-1405.
- Các sản phẩm cụ thể:
* 02 bộ mẫu cắm ghim của các loài ong và kiến thuộc ba họ Apidae, Vespidae và Formicidae, lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (01 bộ) và Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (01 bộ). Trong đó:
        + 20 loài ong mật họ Apidae (mỗi loài 02 mẫu).
        + 50 loài ong bắt mồi họ Vespidae (mỗi loài 02 mẫu).
        + 50 loài kiến họ Formicidae (40 loài, mỗi loài 5 mẫu và 10 loài, mỗi loài 02 mẫu).
* Bộ ảnh của 100 loài ong và kiến ở khu vực nghiên cứu, bao gồm ảnh của một số loài có giá trị làm thực phẩm, loài có giá trị kinh tế, loài có khả năng sử dụng làm chỉ thị sinh học và loài có thể sử dụng trong phòng trừ tổng hợp sâu hại.
- Các sản phẩm khác:
* Đào tạo:
Đề tài đã góp phần đào tạo được 01 sinh viên, 03 thạc sỹ và 01 tiến sỹ.
Luận văn tốt nghiệp sinh viên (Nguyễn Thị Hiền): “Thành phần và sự phân bố của các loài ong bắt mồi sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ ong Vàng (Hymenoptera: Vespidae) ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang”. Đã bảo vệ tháng 5 năm 2015. Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Liên.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ (Vũ Thị Vân): “Nghiên cứu sự đa dạng của các loài ong xã hội bắt mồi thuộc họ ong Vàng (Hymenoptera: Vespidae) ở các đai độ cao khác nhau của khu vực Đông Bắc”. Đã bảo vệ tháng 11 năm 2016. Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Liên.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ (Nguyễn Đắc Đại): “Nghiên cứu sự đa dạng và biến động số lượng của các loài kiến thuộc họ Formicidae (Hymenoptera) tại một số sinh cảnh vùng núi đá vôi ở Thái Nguyên và Lạng Sơn”. Đã bảo vệ tháng 11 năm 2016. Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Liên.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ (Trần Phương Hồng): “Nghiên cứu phân loại các loài ong sống đơn lẻ phân họ Eumeninae thuộc họ ong Vàng (Vespidae: Hymenoptera) ở tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Giang”. Đã bảo vệ tháng 12 năm 2016. Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Liên.
Luận án tiến sỹ (Nguyễn Phượng Minh): “Nghiên cứu thành phần các loài ong mật (Hymenoptera: Apidae) và khả năng sử dụng một số loài làm chỉ thị đánh giá sự ô nhiễm môi trường trên các hệ sinh thái bị tác động ở miền Bắc Việt Nam”. Đã vào nghiên cứu sinh năm 2015.

Địa chỉ ứng dụng

Địa chỉ áp dụng: Các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam.