Thông tin Đề tài

Tên đề tài Cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu, đánh giá hiện trạng hệ thống năng lượng Việt Nam và kiến nghị. Mã số đề tài: VAST.CTG.02/14-15
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Khoa học Năng lượng
Thuộc Danh mục đề tài Chủ tịch Viện giao
Họ và tên TS. Đoàn Văn Bình
Thời gian thực hiện 01/01/2014 - 01/01/2016
Tổng kinh phí 1.000.000.000 đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

-    Thiết lập cơ sở dữ liệu hệ thống năng lượng Việt Nam cập nhật đến năm 2013 phục vụ cho việc quản lý và nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống năng lượng.
-    Xây dựng khung chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ năng lượng giai đoạn 2016- 2020 nhằm góp phần thực hiện phát triển năng lượng bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia gắn với chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.

Kết quả chính của đề tài

-    Về khoa học:
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng Việt Nam, đảm bảo toàn bộ dữ liệu năng lượng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội – môi trường liên quan của Việt Nam là một khối thống nhất, có cấu trúc phân cấp toàn quốc, ngành và lĩnh vực.
+ Báo cáo đánh giá hiện trạng hệ thống năng lượng Việt Nam. Báo cáo đã đánh giá hiện trạng nguồn năng lượng sơ cấp, công nghệ khai thác và chế biến năng lượng, cơ sở hạ tầng năng lượng, và hiện trạng thể chế, cơ chế chính sách, luật pháp quản lý và phát triển năng lượng.
+ Báo cáo phân tích, tổng hợp những vấn đề khoa học công nghệ cần giải quyết ở cấp nhà nước giai đoạn 2016- 2020. Báo cáo đã xác định các vấn đề vĩ mô về tối ưu phát triển hệ thống năng lượng và cân bằng cung cầu năng lượng tổng thể, cập nhật các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khai thác và sử dụng năng lượng có thể ứng dụng tại Việt Nam, và xác định các luận cứ khoa học lựa chọn thể chế, cơ chế, chính sách quản lý, khai thác và sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm.
+ Khung chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước về năng lượng giai đoạn 2017- 2020. Nội dung Khung chương trình bao gồm mục tiêu, nội dung nghiên cứu chính, dự kiến sản phẩm, các tiêu chí đánh giá, thời gian và kế hoạch thực hiện, và dự kiến nhu cầu kinh phí.
-    Về ứng dụng:
Một số kết quả của đề tài có triển vọng ứng dụng gồm:
+ Cơ sở dữ liệu năng lượng của Việt Nam;
+ Khung chương trình KHCN về năng lượng giai đoạn 2017- 2020.

dvbinh1

dvbinh2

Những đóng góp mới

- Cập nhật hiện trạng hệ thống năng lượng, công nghệ năng lượng và thể chế, cơ chế chính sách năng lượng của Việt Nam.
- Tiếp cận nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng theo lý thuyết phân cấp hệ thống, giải bài toán chung tổng thể cấp quốc gia sau đó giải quyết bài toán cấp ngành.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng hệ thống năng lượng Việt Nam phục vụ nghiên cứu tính toán hệ thống lớn năng lượng. Bổ sung các số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, môi trường và tài nguyên năng lượng.
- Đề xuất các vấn đề KHCN về năng lượng cần giải quyết trong giai đoạn 2016- 2020. Thu hẹp phạm vi các vấn đề KHCN về năng lượng dưới dạng Khung chương trình KHCN để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tiềm lực KHCN của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, và tính cấp bách của vấn đề cần nghiên cứu.

Sản phẩm đề tài

- Báo cáo tổng hợp của nhiệm vụ;
- Báo cáo hiện trạng hệ thống năng lượng Việt Nam;
- Báo cáo xác định các vấn đề KHCN cần giải quyết trong giai đoạn 2016- 2020;
- Khung chương trình KHCN về năng lượng cấp nhà nước giai đoạn 2017- 2020;
- Các báo cáo chuyên đề.

Địa chỉ ứng dụng

Một số kết quả của đề tài bước đầu đã được tham khảo sử dụng, có thể kể đến là:
- Các dữ liệu, tài liệu cập nhật đã được tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học, và công tác xây dựng bộ dữ liệu về ngành năng lượng ở Viện Khoa học năng lượng.
- Phương pháp luận quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng đã được nghiên cứu ứng dụng trong công tác nghiên cứu khoa học ở Viện Khoa học năng lượng.
- Các cán bộ nghiên cứu trẻ tham gia thực hiện đề tài đã có cơ hội tiếp cận với các dữ liệu, tài liệu về hệ thống cơ sở dữ liệu Việt Nam. Đồng thời đã giới thiệu một số nội dung của nhiệm vụ trong các hội thảo chuyên ngành về năng lượng được phối hợp tổ chức bởi Viện Khoa học năng lượng và trường đại học USTH.
- Một số nội dung khoa học của đề tài đang được xem xét lựa chọn để viết các bài báo tham dự hội thảo trong nước và quốc tế, và công bố trên các tạp chí chuyên ngành.