Thông tin Đề tài

Tên đề tài Điều tra đa dạng tài nguyên côn trùng vùng Tây Bắc, đề xuất giải pháp phát triển, khai thác, sử dụng bền vững. Mã số đề tài: VAST04.02/14-15
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên TS Phạm Quỳnh Mai
Thời gian thực hiện 01/01/2014 - 01/01/2016
Tổng kinh phí 600.000.000 đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Xác định mức độ đa dạng tài nguyên côn trùng theo giá trị sử dụng ở vùng Tây Bắc, đề xuất giải pháp phát triển, khai thác, sử dụng một cách bền vững.

Kết quả chính của đề tài

- Về khoa học:
•    Đề tài đã bước đầu xác định được sự đa dạng về thành phần loài côn trùng nói chung và côn trùng tài nguyên nói riêng vùng Tây Bắc Việt Nam
•    Đã phát hiện một loài côn trùng mới cho khoa học là Zaglyptogastra vietnamica Long, 2015 thuộc họ Braconidae, bộ cánh Màng Hymenoptera và ghi nhận mới 9 loài côn trùng ở khu vực nghiên cứu
•    Đã xây dựng được Bộ tiêu chí phân loại các nhóm côn trùng tài nguyên và đã sử dụng để phân loại 8 nhóm côn trùng tài nguyên và xác định thành phần loài của từng nhóm côn trùng tài nguyên vùng Tây Bắc
•    Đã xây dựng cơ sở dữ liệu đối với mỗi loài côn trùng tài nguyên ở Tây Bắc
•    Đã xây dựng và thử nghiệm phương pháp mới tính trữ lượng 3 loài côn trùng thuộc nhóm có giá trị làm thực phẩm gồm: Sâu chít Brihaspa atrostigmella Moore, Sâu tre Omphisa fuscidentalis Hampson bọ xít nhãn Tessaratoma papillossa Drury trên lãnh thổ tỉnh Sơn La
•    Đã đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các nhóm tài nguyên côn trùng vùng Tây Bắc Việt Nam
-    Về ứng dụng:
+ Bộ tiêu chí phân loại 8 nhóm côn trùng tài nguyên mà đề tài đã xây dựng có thể là tài liệu tham khảo để phân loại các nhóm côn trùng chức năng ở các vùng khác và có thể được sử dụng làm cơ sở để hoàn thiện hướng nghiên cứu Xây dựng tiêu chí phân loại các nhóm côn trùng chức năng ở Việt Nam
+ Phương pháp tính trữ lượng côn trùng tài nguyên ở Sơn La mà đề tài xây dựng có thể làm tài liệu tham khảo để tính trữ lượng côn trùng tài nguyên trên một vùng lãnh thổ cụ thể thông qua vật chủ, mức độ ký sinh và chuỗi thức ăn; trên cơ sở của phương pháp này có thể hoàn thiện phương pháp tính trữ lượng cho một loài côn trùng tài nguyên trên một lãnh thổ cụ thể
    + Các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các nhóm tài nguyên côn trùng vùng Tây Bắc Việt Nam mà đề tài đề xuất sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần duy trì sự đa dạng và làm giàu có, phong phú thêm tính đa dạng côn trùng có ích nói riêng và tài nguyên sinh vật nói chung cho vùng Tây Bắc Việt Nam. 

pqmai

Những đóng góp mới

- Lần đầu tiên đã tổng hợp và cung cấp những số liệu cập nhật về tính đa dạng thành phần loài côn trùng nói chung và côn trùng tài nguyên nói riêng ở vùng Tây Bắc Việt Nam
- Đã phát hiện một loài ong kí sinh mới cho khoa học và được định danh là Zaglyptogastra vietnamica Long, 2015 thuộc họ Braconidae, bộ cánh Màng Hymenoptera và ghi nhận mới  cho 9 loài côn trùng ở vùng Tây Bắc Việt Nam
- Lần đầu tiên đã xây dựng Bộ tiêu chí cụ thể để phân loại các nhóm côn trùng tài nguyên và áp dụng để phân loại 8 nhóm côn trùng tài nguyên vùng Tây Bắc
- Lần đầu tiên đã xây dựng phương pháp mới tính trữ lượng côn trùng tài nguyên và đã áp dụng thành công để tính trữ lượng của 3 loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm là Sâu chít Brihaspa atrostigmella Moore, Sâu tre Omphisa fuscidentalis Hampson bọ xít nhãn Tessaratoma papillossa Drury tại Sơn La
- Đã đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững đối với bốn nhóm côn trùng tài nguyên cụ thể: nhóm có vai trò làm thực phẩm; nhóm có vai trò làm thuốc; nhóm có vai trò dịch vụ sinh thái và nhóm côn trùng cung cấp vật liệu ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố (liệt kê):
1. Khuat Đang Long, Pham Quynh Mai, 2015. A new species of Zaglyptogastra Ashmead, 1900 (Hymenoptera: Braconidae: Bracorinae) from Vietnam. Zootaxa 4032 (3): 322-326. ISSN 1175-5334. http://dx.doi.org/10.11646/zootaxa.4032.3.8
2. Pham Quynh Mai, 2015. Results of edible insect in the World and Vietnam in climate change codition. Proceedings of the international conference on livelihood development and sustainable environmental management in the context of climate change (LDEM). Agriculture publishing house. 285-292. ISBN: 978-604-60-2164-3.
3. Pham Quynh Mai, 2016. An estimation of bamboo borer biomass in Son La province, northwestern Vietnam and remarks on its parasitic characteristics. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 54 (3) 332-339.
4. Nguyễn Tiến Đạt, Phạm Quỳnh Mai, 2014. Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái ngoài của trưởng thành và đặc điểm phát dục pha trứng của sâu ban miêu khoang đen hồng Mylabris phalerata Pallas (Coleoptera: Meloidae) trong phòng thí nghiệm. Nhà XB Nông Nghiệp, 374-381.
5. Phạm Quỳnh Mai, Nguyễn Tiến Đạt, Khuất Đăng Long, 2015. Giá trị dinh dưỡng và kinh nghiệm chế biến từ côn trùng thành các món ăn ở Việt Nam. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6. Nhà XB Nông nghiệp, trang 1178- 1183.
6. Phạm Quỳnh Mai, Nguyễn Tiến Đạt, Hoàng Vũ Trụ, 2015. Kết quả khảo sát các loài bướm ngày tại các tỉnh thuộc Tây Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6. Nhà XB Nông nghiệp, trang 1184- 1188.
7. Nguyễn Tiến Đạt, Phạm Quỳnh Mai, 2015. Đặc điểm hình thái ngoài của trưởng thành và đặc điểm sinh học của một số pha phát dục sâu ban miêu đen đầu đỏ Epicauta gorhami Marseul (Coleoptera: Meloidae) trong phòng thí nghiệm. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6. Nhà XB Nông nghiệp, trang 1329- 1334.
- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê)
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):
1. Ảnh một số loài côn trùng thuộc nhóm có giá trị thẩm mỹ và bảo tồn
2. Bộ mẫu một số loài côn trùng tài nguyên vùng Tây Bắc được cắm ghim

Khu vực nghiên cứu

Tại các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc Việt Nam