Thông tin Đề tài

Tên đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây thuốc giấu Euphorbia tithymaloides và định hướng tạo chế phẩm phòng chống ung thư”. Mã số đề tài: VAST 04.10/14-15.
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên TS. Cầm Thị Ính
Thời gian thực hiện 01/01/2014 - 01/01/2016
Tổng kinh phí 600 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Có kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư của cây thuốc giấu Euphorbia tithymaloides.
- Tạo chế phẩm có tác dụng phòng chống ung thư từ cây thuốc giấu.

Kết quả chính của đề tài

+ Nội dung 1: Đã thu thập và xử lý 120 kg mẫu cây thuốc giấu Euphorbia tithymaloides.
+ Nội dung 2: Đã nghiên cứu thành phần hóa học cây thuốc giấu, kết quả đã phân lập được 12 hợp chất sạch.
+ Nội dung 3: Đã xác định các tính chất hóa lý và cấu trúc hóa học của 12 hợp chất trong đó có 02 hợp chất lần đầu tiên được phân lập là 1α,13β,14α-trihydroxy-3β-benzoyloxy-7β-methoxy-9β,15β-diacetoxyjatrophan-5,11E-dien  và  3,4,3’-tri-O-methylellagic acid-4’-O-β-D-glucopyranosyl(1→2)-glucopyranoside cùng với 10 hợp chất đã biết là 1α,7β,13β,14α-tetrahydroxy-3β-benzoyloxy-9β,15β-diacetoxyjatrophan-5,11E-dien; 1α,13β,14α-trihydroxy-3β,7β-dibenzoyloxy-9β,15β-diacetoxy-jatrophan-5,11E-dien; 6,7-dimethoxy coumarin; methyl gallat; 2,4,6-trimethoxyacetophenon; Uracil;  β–sitosterol; daucosterol; 3,3’,4-tri-O-methoxy ellagic acid;  3,4,3’-tri-O-methylellagic acid-4’-O-β-D-glucopyranoside.
+ Nội dung 4: Hợp chất 6,7-dimethoxycoumarin thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư đối với ung thư biểu mô (KB), thư màng tim (RD), ung thư phổ (LU-1) và ung thư gan (Hep-G2) với giá trị IC50 là 95,77, 96,65, 37,43, 70,64µg/ml. Hợp chất 1α,13β,14α-trihydroxy-3β-benzoyloxy-7β-methoxy-9β,15β-diacetoxyjatrophan-5,11E-dien thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư đối với ung thư biểu mô (KB) thư màng tim (RD) và ung thư phổ (LU-1)  với giá trị IC50 là 72,84, 70,31, 22,23μg/ ml
+ Nội dung 5: Đã xây dựng phương pháp định lượng 6,7-dimethoxycoumarin trong cặn chiết diclometan bằng phương pháp HPLC.
+ Nội dung 6: Đã xây dựng quy trình phân lập 6,7-dimethoxycomarin quy mô pilot (30 kg nguyên liệu khô/mẻ)  phân lập được 311 gam chế phẩm ET1 với độ sạch 95,1 % (ET1) dùng cho thử nghiệm dược lý.
+ Nội dung 7: Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, thẩm định tiêu chuẩn cơ sở của chế phẩm ET1 dùng cho thử nghiệm.
+Nội dung 8: Đã nghiên cứu và xác định độ an toàn của chế phẩm ET1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp cho thấy chế phẩm ET1 có LD50 là 1166,67 mg/kg thể trọng.
+ Nội dung 9: Đã đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm ET1. Sử dụng ET1 ở mức liều 50 và 100 mg/kgP/ngày không bị thay đổi trọng lượng, không có hiện tượng xù lông; khả năng di chuyển, khả năng thu nhận thức ăn cũng như phản xạ ánh sáng và âm thanh tốt.
  + Nội dung 10: Đánh giá trực quan và chỉ số sinh hóa cho thấy sử dụng ET1 mức liều 50 mg/kg thể trọng/ngày trong thời gian dài ngày không ảnh hưởng đến các chỉ số SGOT, SGPT và Creatinin và không ảnh hưởng đến quá trình tăng trọng lượng. Sử dụng  ET1 mức liều 100 mg/kg thể trọng/ngày trong thời gian dài ngày không ảnh hưởng đến các chỉ số SGPT và Creatinin, nhưng có ảnh hưởng đến chỉ số SGOT. Sử dụng ET1 mức liều 200 mg/kg thể trọng/ngày trong thời gian dài ngày có thể ảnh hưởng đến các chỉ số như enzyme chức năng gan (SGOT, SGPT).

inh1

Những đóng góp mới

-   Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 02 chất mới và 10 hợp chất đã biết từ  loài E. tithymaloides.
- Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình phân lập 6,7-dimethoxycomarin quy mô 30 kg nguyên liệu mẫu khô/mẻ.
-  Xác định được độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của chế phẩm ET1 được phân lập từ cây thuốc giấu. Độc tính cấp có LD50 là 1166,67 mg/kg thể trọng.  Kết quả cho thấy chế phẩm ET1 được coi là không ảnh hưởng khi sử dụng ở mức liều 100mg/kgP/ngày.

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã giao nộp: 01 bài báo đã đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước, 01 bài báo tại Hội thảo nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên V.

* Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài:
Với những kết quả đã đạt được, tập thể cán bộ thực hiện đề tài kính đề nghị Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên tạo điều kiện giúp đỡ để có thể tiếp tục phát triển đề tài theo hướng nghiên cứu ứng dụng để tạo chế phẩm dược phẩm phục vụ sức khỏe cộng đồng trong tương lai.