Thông tin Đề tài

Tên đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý nước thải chứa kim loại nặng bằng mùn cưa kết hợp với hệ thống đất ngập nước nhân tạo”. Mã số đề tài: VAST.ĐLT 07/13-14
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Công nghệ Môi trường
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài độc lập cấp Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên TS. Bùi Thị Kim Anh
Thời gian thực hiện 01/01/2014 - 01/01/2015
Tổng kinh phí 500tr
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Thiết lập được quy trình công nghệ xử lý nước thải chứa kim loại nặng Cr và Ni bằng mùn cưa kết hợp với hệ thống đất ngập nước nhân tạo.

Kết quả chính của đề tài

o    Về khoa học:
1.    Điều tra, khảo sát và đánh giá ô nhiễm nguồn nước thải của một vài cơ sở sản xuất gây ô nhiễm Cr, Ni,...
2.    Phân lập, nuôi cấy và làm giàu vi sinh vật thủy phân cellulose từ mùn cưa thủy phân.
3.    Nghiên cứu quá trình thủy phân của mùn cưa trong phòng thí nghiệm.
4.    Nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm Cr, Ni của mùn cưa trong nước ở quy mô phòng thí nghiệm.
o    Về ứng dụng:
1.    Xây dựng quy trình công nghệ xử lý nước thải chứa Cr, Ni bằng mùn cưa phối hợp với thực vật thủy sinh, ứng dụng để xử lý nước thải mạ điện và nước thải mỏ.

btkanh1

btkanh2

 

 

Những đóng góp mới

Lần đầu tiên tại Việt Nam, mùn cưa được sử dụng như là nguồn các bon, nguồn điện tử cho vi sinh vật khử sunfat sinh trưởng. Ngoài ra, mùn cưa còn có tác dụng như vật liệu lọc và hấp phụ các kim loại nặng trong nước thải.

Sản phẩm đề tài

+) Các bài báo đã công bố: 6 bài báo chuyên ngành trong và ngoài nước.
1.    Bui Thi Kim Anh, Dang Dinh Kim, Nguyen Trung Kien, Nguyen Ngoc Minh, Nguyen Quang Trung  and Nguyen Hong Chuyen. 2014. Phytoremediation of heavy metal polluted soil and water in Vietnam. Journal of Vietnamese Environment.
2.    Nguyen Hoang Nam, Dang Thi Ngoc Thuy, Bui Thi Kim Anh, Nguyen Hong Chuyen. 2014. Efficiency of combining limestone, sawdust and microbes to treat Zinc and Manganese in ADM of Mao Khe, Quang Ninh. Journal of Vietnamese Environment
3.    Bùi Thị Kim Anh, Nguyễn Hồng Chuyên, Vũ Thị Nguyệt, Đặng Đình Kim. 2015. Nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm Crôm, Niken bằng mùn cưa thủy phân và đá vôi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 53 (6A) 124- 131.
4.    Bùi Thị Kim Anh, Nguyễn Hoàng Nam. 2015. Đánh giá khả năng xử lý Crôm, Niken trong nước của đá vôi, mùn cưa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tạp chí Đại học Công nghiệp. 90 – 97
5.    Bùi Thị Kim Anh, Nguyễn Hồng Chuyên. 2016. Đánh giá khả năng xử lý Crôm, Niken trong nước với các mức độ ô nhiễm khác nhau bằng đá vôi và mùn cưa. Tạp chí khoa học, trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Chấp nhận đăng.
6.    Bùi Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Hoàng Hà, Nguyễn Tài Giang. 2016. Thử nghiệm quy trình công nghệ tích hợp địa môi trường – địa sinh thái để xử lý nước thải bị ô nhiễm kim loại nặng quy mô pilot (50l/ngày đêm). Hội thảo chương trình khoa học công nghệ trọng điểm vùng Tây Bắc.
o    Bằng sáng chế:
-    Quy trình sử dụng đá vôi, mùn cưa và thực vật thủy sinh để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng và sunfat cao
o    Các sản phẩm khác: Đã hướng dẫn 01 ThS. và 05 cử nhân, kỹ sư ngành công nghệ môi trường bảo vệ thành công luận văn năm 2015.

Địa chỉ ứng dụng

Có thể áp dụng để xử lý nước thải bị ô nhiễm kim loại nặng tại các làng nghề, khu khai thác mỏ và các khu công nghiệp.
* Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài:
- Cần mở rộng quy mô thử nghiệm công nghệ trên đối với nước thải bị ô nhiễm kim loại nặng ngoài thực tế. Nghiên cứu sâu hơn vai trò của vi khuẩn SRB trong công nghệ này.
-  Nghiên cứu về thời gian thay thế vật liệu trong hệ thống xử lý và tải lượng ô nhiễm cho từng kim loại là vấn đề cần thiết phải thực hiện trong tương lai.