Mục tiêu đề tài |
Mục tiêu đề tài: Ứng dụng thông tin viễn thám phân giải cao, đa thời gian hỗ trợ nghiên cứu, dự báo, đánh giá một số tai biến địa chất (TBĐC) ở khu vực hồ thuỷ điện lớn và hệ thống đường giao thông vùng Tây Bắc (xói mòn đất, lũ quét-lũ bùn đá, trượt lở đất vùng sườn, trượt lở bờ hồ và bối lắng lòng hồ). Trong đó, mục tiêu cụ thể là: Ứng dụng viễn thám phân giải cao làm sáng tỏ hiện trạng trượt lở đất (TLĐ), xói mòn đất (XMĐ), lũ quét-lũ bùn đá (LQ-LBĐ), trượt lở bờ hồ (TLBH) và bồi lắng lòng hồ (BLLH) ở khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, các QL6, QL12, QL4D và đường sắt Việt Trì-Lào Cai (ĐSVT-LC); Dự báo nguy cơ TLĐ, XMĐ, LQ-LBĐ, TLBH và BLLH ở khu vực hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La. |
Kết quả chính của đề tài |
10.1.Về khoa học: - Ứng dụng viễn thám phân giải cao và GIS xây dựng bộ bản đồ hiện trạng TBĐC tỷ lệ 1/50.000 (khu vực hồ Hòa Bình-Sơn La và QL6, 12, 4D, ĐSVT-LC), 1/25.000 (khu vực Mường Lay và Bản Vạn); đánh giá hiện trạng và độ nguy hiểm TBĐC khu vực nghiên cứu. - Ứng dụng viễn thám phân giải cao và GIS xây dựng bộ bản đồ dự báo nguy cơ TBĐC tỷ lệ 1/50.000 khu vực hồ Hòa Bình và Sơn La; 1/25.000 khu vực Mường Lay và Bản Vạn. - Trên khu vực hồ Hòa Bình và Sơn La, nguy cơ TLĐ cao và rất cao chiếm tỷ lệ 27% diện tích khu vực; nguy cơ trung bình chiếm tỷ lệ 34%, nguy cơ thấp và rất thấp chiếm 39%. Tại khu vực Mường Lay, nguy cơ TLĐ cao và rất cao phân bố chủ yếu ở sườn phía đông; nguy cơ LQ-LBĐ cao và rất cao phân bố chủ yếu ở phía tây của khu vực Mường Lay. Trên khu vực Mường La-Sơn La, nguy cơ XMĐ cao và rất cao phân bố chủ yếu ở phía đông bắc huyện Mường La và tây nam huyện Bắc Yên. Nguy cơ XMĐ thấp và rất thấp phân bố ở phía tây bắc khu vực Mường La. Nguy cơ TLBH và BLLH cao và rất cao phân bố ở trung lưu hồ Hòa Bình đoạn Bắc Yên-Phù Yên. Nguy cơ BLLH và TLBH thấp phân bố ở thượng lưu hồ Hòa Bình đoạn Mường La-Bắc Yên. Tại khu vực Mường Lay, TLBH và BLLH ở cấp nguy cơ cao và rất cao. 10.2. Về ứng dụng: Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường tại các địa phương trên địa bàn Tây Bắc. 
|
Sản phẩm đề tài | 12.1. Các bài báo đã công bố (liệt kê) + Phạm Văn Hùng, Phạm Quang Sơn, Nguyễn Văn Dũng (2015): “Nghiên cứu cảnh báo nguy cơ trượt lở đất khu vực hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La bằng phân tích hệ thông tin địa lý”, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, số 37(3) , tr. 193-203, Hà Nội. + Phạm Văn Hùng, Phạm Quang Sơn, Bùi Văn Thơm, Nguyễn Văn Dũng (2015): “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và nguyên nhân phát sinh tai biến trượt lở đất và lũ quét-lũ bùn đá khu vực hồ thủy điện Hòa Bình - Sơn La bằng phân tích viễn thám phân giải cao và hệ thông tin địa lý”, Tạp chí Địa chất, số 351, tr. 37-49, Hà Nội. + Bùi Văn Thơm, Phạm Quang Sơn, Phạm Văn Hùng, Ngô Thị Vân Anh (2016): “Nghiên cứu, đánh giá trượt lở bờ và bồi lắng lòng hồ thủy điện Hòa Bình”, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, số 38(1), tr.131-142, Hà Nội. + Phạm Quang Sơn, Phạm Văn Hùng, Bùi Văn Thơm, Nguyễn Tứ Dần (2015): “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tai biến địa chất ở khu vực hồ thủy điện và đường giao thông ở Tây Bắc Việt nam bằng phân tích viễn thám và Hệ thông tin địa lý”, Báo cáo Khoa học, Chương trình Khoa học Công nghệ Vũ trụ, Nxb. Khoa học tự nhiên, tr.103-117, Hà Nội. + Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tứ Dần, Phạm Quang Sơn, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thu Hiền (2015): “Nghiên cứu xác định hệ số lớp phủ thực vật (C) và hệ số phương thức canh tác (P) trong phương trình mất đất phổ dụng bằng tư liệu viễn thám và GIS (áp dụng cho khu vực Mường La-thành phố Sơn La), Báo cáo Hội khảo Khoa học 40 năm Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Tiểu ban Các Khoa học về Trái đất, tr. 173-177, Hà Nội. + Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tứ Dần, Inge Revhaug, Bùi Tiến Diệu (2015): “Phương pháp mới về biến đổi Wavelet kết hợp với phép phân loại dựa trên hệ mờ dạng luật và tập hợp Bagging áp dụng trong dự báo không gian trượt lở đất nông”, Proceding Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2015, Nxb. Xây dựng, tr. 156-160, Hà Nội. 12.2 Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ) Bộ bản đồ về hiện trạng TBĐC gồm: Bản đồ hiện trạng trượt lở đất, lũ quét-lũ bùn đá, trượt lở bờ hồ khu vực hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La tỷ lệ 1/50.000; Bản đồ hiện trạng trượt lở đất, lũ quét-lũ bùn đá các tuyến đường QL6, QL12, QL4D và ĐSVT-LC tỷ lệ 1/50.000; hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình tỷ lệ 1/50.000; hiện trạng xói mòn đất khu vực Mường La-Sơn La tỷ lệ 1/50.000; hiện trạng trượt lở đất, lũ quét-lũ bùn đá, trượt lở bờ hồ khu vực Mường Lay tỷ lệ 1/25.000; hiện trạng bồi lắng lòng hồ khu vực Bản Vạn tỷ lệ 1/25.000; hiện trạng xói mòn đất khu vực Bản Vạn tỷ lệ 1/25.000. Bộ bản đồ dự báo nguy cơ TBĐC gồm: nguy cơ trượt lở đất khu vực hồ Hòa Bình và Sơn La tỷ lệ 1/50.000; nguy cơ lũ quét-lũ bùn đá khu vực hồ Hòa Bình và Sơn La tỷ lệ 1/50.000; dự báo nguy cơ trượt lở bờ hồ Hòa Bình và Sơn La tỷ lệ 1/50.000; độ nguy hiểm TBĐC các QL6, QL12, QL4D, đường sắt Việt Trì-Lào Cai tỷ lệ 1/50.000; nguy cơ bồi lắng lòng hồ Hòa Bình tỷ lệ 1/50.000; nguy cơ xói mòn đất khu vực Mường La-Sơn La tỷ lệ 1/50.000; xói mòn tiềm năng khu vực Mường La-Sơn La tỷ lệ 1/50.000; nguy cơ trượt lở đất khu vực Mường Lay tỷ lệ 1/25.000; nguy cơ lũ quét-lũ bùn đá khu vực Mường Lay tỷ lệ 1/25.000; nguy cơ trượt lở bờ hồ khu vực Mường Lay tỷ lệ 1/25.000; nguy cơ xói mòn đất khu vực Bản Vạn tỷ lệ 1/25.000; xói mòn tiềm năng khu vực Bản Vạn tỷ lệ 1/25.000; bồi lắng lòng hồ khu vực Bản Vạn tỷ lệ 1/25.000. Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài phản ánh đầy đủ các nội dung nghiên cứu, mục tiêu của đề tài; có cơ sở khoa học chắc chắn, đầy đủ thông tin, chính xác, đạt tiêu chuẩn Việt Nam và Khu vực. Bộ dữ liệu các kết quả nêu trên được lưu giữ bằng các file số trên đĩa DVD có thể tra cứu, tham khảo dễ dàng, thuận lợi. |
Địa chỉ ứng dụng | Kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng, chuyển giao cho Ban Chỉ đạo Tây Bắc và chính quyền địa phương các cấp. * Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài: - Mặc dù các ảnh VNREDSat-1 có kích thước nhỏ (17 x 17km), phù hợp cho nghiên cứu khu vực nhỏ, các công trình kinh tế quan trọng, nhưng vẫn cần chủ động ứng dụng rộng rãi các dữ liệu ảnh viễn thám phân giải cao trong nghiên cứu dự báo TBĐC ở các khu vực nguy hiểm trên lãnh thổ nước ta. Bởi lẽ, chúng đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho khoa học, mà cho cả thực tiễn; đem lại lợi ích kinh tế to lớn, giảm nhiều chi phí nghiên cứu TBĐC cũng như giám sát và bảo vệ môi trường. - Sử dụng ảnh viễn thám phân giải cao kết hợp với đặt thiết bị quan trắc liên tục tại các vùng nguy cơ cao, thường xuyên bị phá hủy bởi TBĐC là giải pháp hữu hiệu phòng tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. Giám sát, theo dõi, bảo vệ rừng bằng công nghệ viễn thám phân giải cao và GIS đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong phòng tránh thiên tai. |