Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu, đánh giá xung đột môi trường ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững Mã số: TN3/TN17.
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa lý Tài nguyên TP.HCM
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3
Họ và tên TS. Lê Ngọc Thanh.
Thời gian thực hiện 01/01/2012 - 01/01/2015
Tổng kinh phí 4.700 triệu đồng.
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

-    Nhận dạng và hệ thống được những xung đột môi trường chủ yếu theo thời gian và không gian ở Tây Nguyên từ 1990 đến nay;
-    Phân loại xung đột môi trường và đánh giá ảnh hưởng của chúng;
-    Dự báo xu thế các xung đột môi trường trong bối cảnh hội nhập và biến đổi toàn cầu đến năm 2030;
-    Đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu tác hại của xung đột môi trường phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên.

Kết quả chính của đề tài

8.1. Về khoa học:
-    Xây dựng cơ sở lý luận về xung đột môi trường (XĐMT) và phương pháp đánh giá xung đột môi trường (ĐXM).
-    Xác định những vấn đề môi trường bức xúc và nhận dạng các XĐMT chủ yếu ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới từ năm 1990 đến nay.
-    Xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân loại XĐMT gồm 7 tiêu chí 37 chỉ tiêu và áp dụng phân loại XĐMT ở Tây Nguyên.
-    Xác định nguyên nhân, ảnh hưởng và những hệ quả do XĐMT tới kinh tế - xã hội, văn hóa và an ninh.
-    Dự báo xu thế biến đổi XĐMT trong bối cảnh hội nhập và biến đổi toàn cầu đến năm 2030.
-    Đề xuất khung chính sách, các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu tác hại của XĐMT phục vụ PTBV vùng Tây Nguyên và 06 khu vực trọng điểm.
-    Xây dựng bản đồ ĐXM cho toàn vùng Tây Nguyên và 06 vùng địa lý gồm 03 thành phố:  Pleiku, Đắk Lắk, Đà Lạt và 03 huyện: M’ Đrắk, Bảo Lâm, Đắk R’ Lấp.
8.1. Về ứng dụng:
Các kết quả của đề tài phục vụ thiết thực cho công tác hoạch định chính sách có liên quan đến XĐMT ở Tây Nguyên nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ phát triển bền vững.

lnthanh2

Những đóng góp mới

-    Theo tiếp cận của xã hội học môi trường, đề tài đã đưa ra các định nghĩa về “môi trường”; “xung đột môi trường” và đề xuất “phương pháp đánh giá xung đột môi trường”.
-    Trên cơ sở đó, đề tài đã áp dụng nghiên cứu XĐMT cho vùng Tây Nguyên và đạt được các kết quả mới về khoa học và ứng dụng như trình bày ở trên.

Sản phẩm đề tài

Các bài báo đã công bố (liệt kê):
1.    Nhận dạng, đánh giá về XĐMT ở Tây Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 16, 2014.
2.    Xung đột môi trường trong quản lý, khai thác, sử dụng các tài nguyên đất và rừng ở Tây Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2, 2016.
3.    Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá xung đột môi trường, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2016.
-    Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê)
-    Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):

lnthanh1

Địa chỉ ứng dụng

-    Ban chỉ đạo Tây Nguyên.
-    Lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên và 6 vùng địa lý trọng điểm.