Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu đánh giá tổng hợp thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên. Mã số: TN3/T28.
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3
Họ và tên PGS.TS.Vũ Năng Dũng
Thời gian thực hiện 01/01/2013 - 01/01/2015
Tổng kinh phí 5.700 triệu đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

- Đánh giá tổng hợp thực trạng việc sử dụng tài nguyên đất, nước, khí hậu cho phát triển cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên;
- Đánh giá tổng hợp quá trình thực hiện quy hoạch, tổ chức sản xuất, canh tác, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên, những thuận lợi và tồn tại liên quan đến phát triển bền vững;
-  Đề xuất các phương án và xây dựng mô hình phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực bền vững ở vùng Tây Nguyên.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ thực trạng phát triển cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè và cây lương thực (lúa, ngô, sắn và đậu tương) ở Tây Nguyên sau 40 năm khai thác;
- Xác định sự phát triển chưa bền vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên;
- Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, quy mô và hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực ở vùng Tây Nguyên đến năm 2020. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất để phát triển bền vững 9 cây công nghiệp và lương thực ở Tây Nguyên là tổ chức sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ thông qua liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp

Về ứng dụng:
Đề tài chuyển các báo cáo, CSDL và hệ thống bản đồ (số) tỷ lệ 1/250.000 cho toàn vùng Tây Nguyên và tỷ lệ 1/100.000 cho các tỉnh trong vùng và cho các cơ quan có liên quan theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm Chương trình.

Những đóng góp mới

- Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ thực trạng phát triển cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè và cây lương thực (lúa, ngô, sắn và đậu tương) ở Tây Nguyên sau 40 năm khai thác:
+ Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn thứ 2 của cả nước sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích cây công nghiệp cà phê vối và hồ tiêu qui mô lớn, năng suất cao đứng đầu thế giới.
+ Từ năm 1990 đến 2014 diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 1,79 triệu ha bình quân tăng 74,7 nghìn ha/năm. Đây là thời kì mở rộng diện tích nhanh nhất trong lịch sử khai thác nông nghiệp và trồng trọt đã trở thành trụ cột của phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên.
+ Cơ cấu sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực phát triển theo chiều sâu
- Xác định được sự phát triển chưa bền vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên:
+ Đã khai thác hết tài nguyên đất cho sản xuất, một số cây trồng vượt quy hoạch và trồng trên một số loại đất ít thích hợp.
+ Quy trình canh tác đặc biệt là phân bón thiếu cân đối, ít phân hữu cơ.
+ Nhiều diện tích cà phê, cao su, điều, tiêu đã trồng được trên 20 năm, cần tái canh chu kỳ 2 nhưng gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh...
+ Tổ chức sản xuất phần lớn chú ý đến khâu sản xuất, việc liên kết giữa sản xuất- chế biến- doanh nghiệp thu mua xuất khẩu còn yếu kém.
+ Sử dụng tài nguyên đất và nước có xu hướng thoái hóa ở một số vùng, vai trò của rừng ngày càng suy giảm.
+ Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho sản xuất.
- Đề xuất các quan điểm, mục tiêu và quy mô diện tích và hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực ở vùng Tây Nguyên đến năm 2020.
- Đã xây dựng được 03 mô hình canh tác bền vững cho cây cà phê, hồ tiêu và sắn tại Đắk Lắk và Giai Lai cho lợi nhuận cao hơn từ 3,62% với cây hồ tiêu; 17,5% với cây cà phê và 70,41% với cây sắn so với canh tác truyền thống. Đồng thời, việc áp dụng các giải pháp hợp lý đã góp phần cải thiện độ phì của đất.
- Đã xây dựng được CSDL 2 cấp: vùng và 5 tỉnh, gồm 2 phần chính: CSDL bản đồ số và CSDL phi không gian với hệ thống bảng biểu về đất và sử dụng đất. CSDL gồm 4 chức năng: 1. lưu trữ, 2. cập nhật thông tin và 3. phân tích, tổng hợp và chia sẻ thông tin. CSDL bản đồ số có: 4 nhóm, 5 lớp chuyên đề (địa hình, đất, HTSD đất, thích hợp đất đai và đề xuất sử dụng đất) với 77 bản đồ. CSDL phi không gian có 6 nhóm thông tin với 174 bảng số liệu.

vunangdung1

vunangdung2

Sản phẩm đề tài

10.1. Các bài báo đã công bố
1. Bui Thi Ngoc Dung, Pham Thi Ha Nhung, Trinh Cong Tu, Truong Van Bình (2014), Research on Sustainable Cassava Cultivation Methods on Gray Soil in Gia Lai Province, Vietnam, International Journal of Agriculture Innovations and Research Volume 3, Issue 3, Nov.2014,ISSN 2319-1473.
2. Trà Ngọc Phong, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Thái Bạt (2016), Đặc điểm và các yếu tố hạn chế của đất trồng cà phê, cao su ở Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học Đất, số 47/2016.
3. Vũ Năng Dũng, Phạm Công Trí, Đỗ Văn Chung, Lê Ngọc Báu (2016), Xây dựng mô hình phát triển bền vững hồ tiêu ở Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học Đất, số 47/2016.
4. Bùi Thị Ngọc Dung, Phạm Công Trí, Đỗ Văn Chung, Lê Ngọc Báu (2016),
Xây dựng mô hình phát triển cà phê bền vững tại Đăk Lăk. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 3/2016.
5. Vũ Năng Dũng, Bùi Thị Ngọc Dung (2016), Đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất làm cơ sở cho phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực vùng Tây Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 8/2016.
6. Bùi Thị Ngọc Dung, Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Văn Hùng (2016), Ứng dụng công nghệ viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá đất phục vụ quy hoạch phát triển cây công nghiệp và cây lương thực vùng Tây Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 9/2016.
10.2. Các sản phẩm cụ thể
1. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài (kèm báo cáo tóm tắt).
2. Hệ thống bản đồ (số) tỷ lệ 1/250.000 cho toàn vùng Tây Nguyên và tỷ lệ 1/100.000 cho các tỉnh trong vùng, gồm 66 bản đồ ghi trên đĩa CD;
3. Báo cáo đánh giá về các tiểu vùng sinh thái cho phát triển cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên;
4. Báo cáo đánh giá thích nghi đất đai, việc khai thác điều kiện khí hậu, sử dụng nguồn nước tưới cho các loại cây công nghiệp và cây lương thực chính (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, đậu tương, lúa, ngô, sắn) vùng Tây Nguyên;
5. Báo cáo đánh giá tổng hợp các khâu quy hoạch, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp và cây lương thực vùng Tây Nguyên;
6. Báo cáo kết quả phân tích những thuận lợi, khó khăn, xác lập cơ sở khoa học để phát triển bền vững các loại cây công nghiệp và cây lương thực chủ yếu ở vùng Tây Nguyên;
7. Các phương án phát triển bền vững cho 9 cây trồng chính;
8. Báo cáo định hướng và các giải pháp phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực chủ yếu ở vùng Tây Nguyên;
9. Cơ sở dữ liệu và hệ thống bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1/250.000 cho toàn vùng Tây Nguyên và tỷ lệ 1/100.000 cho các tỉnh trong vùng;
10. 03 mô hình canh tác cà phê, hồ tiêu và sắn bền vững ở vùng Tây Nguyên;
11. Kết quả đào tạo 01 thạc sỹ và 01 NCS bảo vệ năm 2016. 

Địa chỉ ứng dụng

- Bộ Nông ghiệp và Phát triển Nông thôn
- Ban chỉ đạo Tây Nguyên
- 5 tỉnh Tây Nguyên