Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu kỹ thuật trồng, phát triển một số loài thuộc chi Nưa (Amorphophallus Blume ex Decne) và quy trình công nghệ chế biến glucomannan tại Tây Nguyên (Mã số: TN3/C11)
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Trung tâm Phát triển công nghệ cao
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3
Họ và tên TS. Lê Ngọc Hùng
Thời gian thực hiện 01/01/2014 - 01/01/2016
Tổng kinh phí 6.140.000.000 đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu chung: Phát triển vùng nguyên liệu cây Nưa giàu glucomannan tại Tây Nguyên để sản xuất bột Nưa giàu glucomannan ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và dược; góp phần xóa đói giảm nghèo.

Mục tiêu cụ thể:

  • Xây dựng bộ tư liệu hoàn chỉnh về các loài Nưa Amorphophallus Blume ex Decne có hàm lượng glucomannan cao và có triển vọng phát triển thích hợp tại Tây Nguyên. Nghiên cứu lựa chọn bộ giống Nưa có năng suất, chất lượng sản phẩm cao, thích ứng với điều kiện tại Tây Nguyên.
  • Xây dựng quy trình kỹ thuật trong canh tác các loài Nưa (Amorphophallus Blume ex Decne) thông qua mô hình trồng cây Nưa quy mô thử nghiệm.
  • Xây dựng quy trình công nghệ và chế tạo thiết bị sơ chế; quy trình công nghệ tinh chế bột Nưa giàu glucomannan (200 kg/mẻ) từ củ Nưa đạt hiệu suất, chất lượng sản phẩm cao dùng trong công nghệ thực phẩm và dược học. Bàn giao 80 kg sản phẩm bột Nưa kỹ thuật đạt tiêu chuẩn thực phẩm được đăng ký lưu hành nhãn hiệu sản phẩm bột Nưa kỹ thuật giàu glucomannan Tây Nguyên.
  • Đánh giá khả năng và hiệu quả phát triển cây Nưa và chế biến bột Nưa tại Tây Nguyên để xây dựng mô hình sản xuất Nưa (nông – công nghiệp) tại Tây Nguyên kèm đề xuất các biện pháp chuyển giao công nghệ.
Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:

  • Kết quả nghiên cứu về giống và kỹ thuật trồng cây Nưa: Đã đánh giá các điều kiện khả thi của việc trồng cây Nưa tại Tây Nguyên. Thu thập và tạo được bộ tư liệu mẫu giống với 22 nguồn gen Nưa. Chọn được giống và xây dựng được các kỹ thuật nhân giống (nhân giống bằng củ, bổ mảnh củ, nuôi cấy mô và bằng hạt) trong vườn giống 100 m2 tại Đắk Nông và vườn ươm 100 m2 tại Đà Lạt. Đã trồng thử nghiệm cây Nưa (loài A. krauseiA. yuloensis) với tổng diện tích 6.000 m2 (trong đó: 1.500 m2 tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng với kỹ thuật trồng xen với cây lương thực,… trồng trên đất trống và 4.500 m2 tại xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông trồng dưới tán), cây phát triển tốt. Từ các thử nghiệm xây dựng được kỹ thuật canh tác cây Nưa theo tiêu chuẩn Viet-GAP tại Tây Nguyên.
  • Kết quả nghiên cứu về hóa học và công nghệ chế biến các loại bột Nưa:
    • Nghiên cứu về hóa học (khối lượng riêng, hàm lượng Glucomannan…) và công nghệ chế biến củ Nưa tại phòng thí nghiệm.
    • Thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị sản xuất bột Nưa kỹ thuật quy mô đầu vào 200 kg/ngày đạt tiêu chuẩn thực phẩm
    • Xây dựng được quy trình công nghệ chế biến củ Nưa theo công nghệ hai giai đoạn cải tiến (quy trình công nghệ chế biến củ thành bột Nưa và bột Nưa kỹ thuật đầu vào 200 kg/ngày và quy trình công nghệ chế biến bột Nưa tinh chế quy mô đầu vào 0,1 kg/mẻ).
    • Tạo ra các sản phẩm bột Nưa: bột Nưa 80 kg, bột Nưa kỹ thuật 50 kg và bột Nưa tinh chế 1 kg. Xây dựng được Bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm bột Nưa.
  • Kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế: Tính toán hiệu quả kinh tế khi trồng cho thấy lãi thuần/1 ha (trừ các chi phí và công lao động): trung bình 18 - 42 triệu đồng. Giá trị của củ Nưa sau chế biến tăng lên từ 2,2 lần đối với loài yuloensis và lên tới 2,4 – 4,0 lần đối với loài krausei, hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị có thể lên tới 61 triệu đồng/ 1 tấn củ (đối với loài krausei, xuất xứ từ tỉnh Hòa Bình).

Về ứng dụng: Sử dụng sản phẩm bột Nưa chứa Glucomannan đã đăng ký nhãn hiệu “Bột Konjac Glucomannan - Central Highlands” để thử nghiệm chế biến sản phẩm thạch sử dụng ngay với Công ty TNHH Long Hải, chế biến đậu phụ dai.

Những đóng góp mới
  • Lần đầu tiên thực hiện công nghệ chế biến củ Nưa theo công nghệ hai giai đoạn cải tiến (nghiền ướt/ phân ly-ly tâm, sấy lạnh)
  • Xây dựng thành công phương pháp định lượng Glucomannan trong sản phẩm chế biến và nguyên liệu củ Nưa bằng phương pháp so màu với chất hiện màu 3,5-DNS
Sản phẩm đề tài

Các bài báo đã công bố (liệt kê):

  • Nghiên cứu chiết xuất Glucomannan bằng dung môi Ethanol – Nước từ củ khoai Nưa Amorphophallus corrugatus Hòa Bình, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 10 (T. 140), năm 2015
  • Xây dựng phương pháp định lượng Glucomannan trong một số loài Nưa Việt Nam bằng phương pháp so màu, Tạp chí Hóa học, số 53 (e63), tháng 11/2015
  • Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây Nưa konjac (Amorphophallus konjac), Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 8(61)/2015, năm 2015
  • Nghiên cứu nhân giống cây khoai Nưa (Amorphophallus konjac) từ củ cắt, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 8(61)/2015, năm 2015
  • Đặc điểm nông sinh học của một số nguồn gen khoai Nưa có triển vọng tại tỉnh Đắk Nông, Tây Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 7(60)/2015, năm 2015
  • Comparison of laboratory processes for producing Glucomannan flours from Amorphophallus plant in Viet Nam and their characterization - Part 1, Hội thảo khoa học: "Sự tiến triển và định hướng nghiên cứu trong khoa học và công nghệ" kỷ niệm 10 năm hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Quỹ Nghiên cứu Cơ bản Nga (RFBR), Hà Nội, tháng 02/2016
  • New lab-scale process for producing Glucomannan flour from Amorphophallus plant in Viet Nam and their characterization - Part 2, Hội thảo khoa học: "Sự tiến triển và định hướng nghiên cứu trong khoa học và công nghệ" kỷ niệm 10 năm hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Quỹ Nghiên cứu Cơ bản Nga (RFBR), Hà Nội, tháng 02/2016

Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):

TTCác sản phẩmNơi lưu giữ
1Bộ tư liệu hoàn chỉnh về các loài Nưa và bộ mẫu giốngCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
201 vườn giống diện tích 100 m2Công ty CP Cây dược liệu Đà Lạt
302 vườn trồng thử nghiệm cây Nưa tổng diện tích 6.000 m2Công ty CP Cây dược liệu Đà Lạt và Công ty TNHH Trang trại xanh Thu Thủy
4Bột Nưa tiêu chuẩn thực phẩmChủ nhiệm đề tài
5Dây chuyền thiết bị sản xuất  bột Nưa kỹ thuật quy mô đầu vào 200 kg/ngày đạt tiêu chuẩn thực phẩmCác thiết bị được lưu giữ tạm thời tại Công ty TNHH Trang trại xanh Thu Thủy
6Báo cáo đánh giá điều kiện khả thi của việc trồng cây Nưa tại Tây NguyênCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
7Báo cáo kỹ thuật nhân giống cây Nưa bằng củCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
8Báo cáo kỹ thuật nhân giống cây Nưa bằng bổ mảnh củCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
9Báo cáo kỹ thuật nhân giống cây Nưa bằng hạtCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
10Kỹ thuật nhân nhanh cây Nưa nuôi cấy môCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
11Kỹ thuật trồng Nưa tại Tây Nguyên (theo tiêu chuẩn Viet-GAP tại Lâm Đồng với bước trồng)Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
12Bộ tài liệu thiết kế, chế tạo dây chuyển sơ chế pilotCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
13Quy trình công nghệ chế biến từ củ thành bột Nưa và bột Nưa kỹ thuật, đầu vào 200 kg/ngàyCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
14Quy trình công nghệ chế biến bột Nưa tinh chế quy mô đầu vào 0,1 kg/mẻCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
153 bộ tiêu chuẩn cơ sở cho bột Nưa, bột Nưa kỹ thuật, bột Nưa tinh chếCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN
16Báo cáo tổng kết khoa học và báo cáo tóm tắt kết quảCục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ KHCN

Các sản phẩm khác:

  • Tham gia hỗ trợ đào tạo 01 Tiến sỹ và tham gia đào tạo 02 Thạc sỹ.
  • Nhãn hiệu hàng hóa: Loại nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm bột Nưa kỹ thuật Tây Nguyên. Bột "Konjac Glucomannan - Central Highlands"