Thông tin Đề tài

Tên đề tài Xây dựng luận cứ khoa học cho việc bổ sung và đổi mới hệ thống thể chế phát triển bền vững Tây Nguyên (Mã số: TN3/X09)
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3
Họ và tên PGS.TS. Hà Huy Thành
Thời gian thực hiện 01/01/2012 - 01/01/2014
Tổng kinh phí 2.200.000.000 đồng (Hai tỉ hai trăm triệu đồng)
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài
  • Phân tích, đánh giá tiến trình cải cách và thực trạng hệ thống thể chế phát triển vùng Tây Nguyên từ 1986 đến nay; từ đó chỉ ra các vấn đề thách thức trong việc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm về xây dựng và cải cách hệ thống thể chế phát triển bền vững vùng Tây Nguyên
  • Đề xuất và luận giải quan điểm, định hướng và hệ giải pháp có tính khả thi nhằm bổ sung và đổi mới hệ thống thể chế phát triển bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030
Kết quả chính của đề tài

Về khoa học: Bộ báo cáo của Đề tài (Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt và báo cáo kiến nghị); Hệ thống hóa danh mục các văn bản do Nhà nước ban hành từ 1986 đến 2013 về Tây Nguyên; và Bộ cơ sở dữ liệu kết quả điều tra khảo sát tại 5 tỉnh Tây Nguyên (trên chương trình SPSS và NVIVO).

Về ứng dụng: Chuyển các báo cáo cho các cơ quan có liên quan theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm Chương trình.

Những đóng góp mới
  • Xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về thể chế, thể chế cho phát triển bền vững; phát triển bền vững và phát triển bền vững vùng. Trên cơ sở các kinh nghiệm của các nước trên thế giới về phát triển vùng và phát triển bền vững vùng, Đề tài đã đưa ra một số gợi ý có tính chất tham khảo về phát triển vùng cho Tây Nguyên
  • Trên cơ sở khảo sát học tập kinh nghiệm của Malaysia, Đề tài cũng gợi mở một số ý kiến để cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo của phát triển vùng Malaysia cho Tây Nguyên
  • Việc phân tích thực hiện quy trình ban hành văn bản cho thấy các cơ quan ban hành văn bản chưa có sư phân biệt về quy trình ban hành chính sách và văn bản pháp luật. Nói cách khác, pháp luật hiện hành không có quy định riêng về quy trình ban hành văn bản chính sách và văn bản quy phạm pháp luật. Điều này dẫn đến có sự chồng chéo việc áp dụng các văn bản tại từng địa phương như tại Tây Nguyên
  • Phân tích và làm rõ các thể chế kinh tế, thể chế xã hội - văn hóa, thể chế quản lý và sử dụng tài nguyên - môi trường ở Tây Nguyên
  • Làm rõ hơn mối quan hệ giữa thể chế chính thức và phi chính thức của vùng Tây Nguyên hiện nay
  • Đưa ra các đánh giá cụ thể cho phần đổi mới và hoàn thiện thể chế vùng Tây Nguyên
  • Đề xuất các kiến nghị có tính chất cụ thể và phù hợp với đặc thù của vùng Tây Nguyên
Sản phẩm đề tài

Các bài báo đã công bố (liệt kê):

Số TTTên bài báo/sản phẩm ứng dụngThời gian đăng

Tên tạp chí, báo/
Nhà xuất bản

Ghi chú*
1Thể chế cho Phát triển bền vững Vùng: Quan niệm và cách tiếp cận2014Tạp chí Phát triển bền vững vùng (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) (ISSN 2354-0729)Tr. 3-12 (số 2 năm 2014)
2Các chính sách phát triển vùng Tây Nguyên - Thực trạng và kiến nghị2014Tạp chí Phát triển bền vững vùng (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) (ISSN 2354-0729)Tr. 38-51 (số 2 năm 2014)
3Thể chế phát triển vùng Tây Nguyên những kết quả nghiên cứu bước đầu2014Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) (ISSN 1859-1604)Tr. 10-17 (số 2 năm 2014)
4Đánh giá hoạt động ban hành văn bản chính sách phục vụ mục tiêu phát triển bền vững vùng Tây Nguyên2014Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) (ISSN 0866-7446)Tr. 25-31 (số 10 năm 2014)
5Đánh giá cơ chế, chính sách sử dụng đất đai vùng Tây Nguyên từ năm 1986 đến nay2014Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) (ISSN 1859-4581)Tr. 3-10 (số 19 năm 2014)
6Thể chế kinh tế trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên2015Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (ISSI 0866 - 7489)Tr. 49-59 (số 4-2015)