Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông phục vụ công tác quản lý khoa học và quản lý lãnh thổ vùng Tây Nguyên
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3
Họ và tên TS. Lê Xuân Công
Thời gian thực hiện 01/01/2013 - 01/01/2015
Tổng kinh phí 5,3 tỷ đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu tổng quát:

  • Cung cấp cơ sở khoa học về nền tảng hạ tầng truyền thông và cơ sở dữ liệu phục vụ cho phát triển kinh tế -xã hội bền vững vùng Tây Nguyên.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, lãnh thổ, tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng cho vùng Tây Nguyên.
  • Đề xuất mô hình tổng hợp hạ tẩng truyền thông hiện đại và cấu trúc cơ sở dữ liệu quản lý phát triển bền vững cho Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Mục tiêu cụ thể:

  • Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông tại vùng Tây Nguyên.
  • Ứng dụng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông phục vụ quản lý khoa học công nghệ, lãnh thổ, tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
  • Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông trong công tác quản lý nhà nước tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Kết quả chính của đề tài
  • Về khoa học: Về mặt khoa học, đề tài có ý nghĩa lý luận khoa học trong nghiên cứu và phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin truyền thông, lý luận khoa học này cũng phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của hoạt động nghiên cứu khoa học. Ý nghĩa khoa học của đề tài còn được thể hiện bởi phương pháp nghiên cứu khoa học xuất phát từ thực tế, yêu cầu, nhu cầu đòi hỏi phải giải quyết những bất cập, tồn tại hiện nay và thông qua nghiên cứu đã đề xuất xây dựng được mô hình ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông (CNTT-TT), thiết kế thống nhất kiến trúc hệ thống CSDL quản lý trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đó là khoa học công nghệ (KHCN), lãnh thổ (LT), tài nguyên môi trường (TNMT), kinh tế xã hội (KTXH). Những nghiên cứu này sau đó lại được triển khai thử nghiệm thực tế để kiểm chứng tính đúng đắn, khả thi của những kết quả nghiên cứu khoa học đã đề xuất. Phương pháp nghiên cứu này thể hiện tính lô gic, khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm khả năng ứng dụng cao vào thực tế ở các tỉnh vùng Tây Nguyên.
  • Về ứng dụng: Về mặt ứng dụng, đề tài đã xuất phát từ những vấn đề đang tồn tại trên thực tế (về mô hình ứng dụng cơ sở hạ tầng CNTT-TT, về quản lý dự liệu, khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL), v.v...) để tìm ra những phương pháp, các thức cải thiện, khắc phục hạn chế, đồng thời đề tài cũng tiếp thu có chọn lọc những mặt tích cực, ưu việt của các vấn đề tương tự đã đạt được trên thực tế (ở trong và ngoài nước) để tổng hợp, hoàn thiện hơn trong ứng dụng vào thực tế. Đặc biệt, đề tài đã phát triển sản phẩm sản xuất trong nước phục vụ cho công tác giám sát, cảnh báo môi trường từ xa. Điều này sẽ rất có ý nghĩa trong ứng dụng thực tế nhằm giám sát, bảo vệ, cải thiện điều kiện môi trường vốn đang bị xuống cấp nghiêm trọng ở các tỉnh vùng Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung.
Những đóng góp mới
  1. Số liệu khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng CSHTICT; thực tế ứng dụng ICT; công tác quản lý chuyên ngành; nguồn nhân lực ICT của các tỉnh vùng Tây Nguyên.
  2. Mô hình ứng dụng phát triển CSHT CNTT-TT phục vụ công tác quản lý KHCN, LT, TNMT, KTXH các tỉnh vùng Tây Nguyên.
  3. Hệ thống CSDL quản lý các lĩnh vực KHCN, LT, TNMT, KTXH vùng Tây Nguyên.
  4. Hệ thống thiết bị thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường từ xa.
  5. Bộ chỉ tiêu đặc trưng riêng của các tỉnh vùng Tây Nguyên phục vụ công tác quản lý KHCN, LT, TNMT, KTXH vùng Tây Nguyên.
  6. Các yêu cầu kỹ thuật, giải pháp an ninh, bảo mật, giải pháp thiết kế CSHT phục vụ cho triển khai hệ thống CSDL quản lý vùng Tây Nguyên.
Sản phẩm đề tài

Các bài báo đã công bố:

  • Trần Thiện Chính, Nguyễn Trọng Thành, Nguyễn Việt Thắng, “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đo, giám sát, cảnh báo môi trường từ xa”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, số 18 năm 2013, tháng 11/2013, số ISSN 1859 - 4794.
  • Trần Thiện Chính, Nguyễn Tiến Đức, Lê Xuân Công, “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý chỉ tiêu tài nguyên môi trường vùng Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 47, 07/2014, (tr 92-96), số ISSN 1859 - 1469.
  • Nguyen Tien Duc, Tran Thien Chinh, Nguyen Bao Trung, “A Database Model for Environmental and Natural Resource Management in the Central Highlands of Vietnam”, trang 52 - 56, Tạp chí Khoa học & Công nghệ các trường đại học kỹ thuật, số 104, 2015.
  • Trần Thiện Chính, Bùi Thị Thu Thủy, “Ứng dụng hạ tầng thông tin truyền thông trong phát triển hệ thống CSDL quản lý kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Tây Nguyên”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị sơ kết giữa kỳ Chương trình Tây Nguyên 3, Hà Nội, Trang 54 - 64, 6/2014.
  • Trần Thiện Chính, Nguyễn Tiến Đức, Lê Xuân Công, “Xây dựng hệ thống CSDL quản lý tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa”, trang 207 - 212, Hội nghị KHCN các trường đại học kỹ thuật lần thứ 45, 11/2014.

Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích:

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả “Phần mềm Hệ thống thiết bị thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường từ xa“ số 4632/2014/QTG ngày 23/12/2014.

Đã nộp hồ sơ đăng ký “Bằng độc quyền giải pháp hữu ích” tới Cục Sở hữu trí tuệ cho sáng chế “Hệ thống thiết bị thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường từ xa” đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận giải quyết ngày 18/08/2015.

Các sản phẩm cụ thể:

  • Sản phẩm Dạng I có 01 sản phẩm đó là “Hệ thống thiết bị thu thập dữ liệu và cảnh báo môi trường từ xa”.
  • Sản phẩm Dạng II có 06 sản phẩm đó là:
    • Sản phẩm Dạng II thứ 1 “Báo cáo phân tích đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông tại vùng Tây Nguyên”.
    • Sản phẩm Dạng II thứ 2 “Mô hình ứng dụng phát triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông phục vụ quản lý khoa học công nghệ, lãnh thổ, tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội”.
    • Sản phẩm Dạng II thứ 3 “Thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý khoa học công nghệ, lãnh thổ, tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội”.
    • Sản phẩm Dạng II thứ 4 “Bộ công cụ tích hợp, cập nhật CSDL phục vụ quản lý khoa học và lãnh thổ, tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Tây Nguyên”.
    • Sản phẩm Dạng II thứ 5 “Giải pháp an ninh, bảo mật lớp mạng, lớp cơ sở dữ liệu và lớp đầu cuối người sử dụng”.
    • Sản phẩm Dạng II thứ 6 “Nguồn nhân lực được đào tạo phục vụ cho ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông”.

Các sản phẩm khác:

  • Tham gia đào tạo cho 6 học viên cao học.
  • Các sản phẩm trung gian bao gồm:
    • 166 chuyên đề nghiên cứu khoa học thuộc 03 nội dung nghiên cứu của đề tài.
    • 02 hội thảo khoa học.
    • Ngoài ra còn 07 hội thảo chuyên đề chuyên môn.
Địa chỉ ứng dụng

Người dân khu vực Tây nguyên và trên cả nước hoặc các nhà nghiên cứu khoa học có thể tiếp cận những thông thông tin chung về quản lý KHCN, LT, TNMT, KTXH, các diễn biến về biến đổi khí hậu, thiên tai thảm họa của khu vực; trừ các thông tin thuộc dạng bí mật quốc gia và an ninh quốc phòng.

Với mô hình kho dữ liệu đầy đủ các lĩnh vực nói trên, nếu triển khai thành công có thể mở rộng áp dụng đối với khu vực khác trên cả nước để cung cấp các tài nguyên dữ liệu phục vụ cho các cơ quan QLNN các cấp. Hệ cơ sở dữ liệu cũng là nguồn tài nguyên phục phụ lâu dài, là đối tượng nghiên cứu, phân tích, thống kê từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn có thể đưa ra các quyết định phù hợp với từng thời kỳ và giai đoạn phát trển của vùng Tây nguyên.

Trung tâm tích hợp dữ liệu được (IDC) quản lý theo tỉnh, phù hợp với đặc thù riêng của từng tỉnh khu vực Tây Nguyên để phục vụ cho quản lý cấp địa phương tỉnh. Đồng thời dữ liệu cũng được tập trung của các tỉnh tại trung tâm vùng Tây Nguyên để phục vụ cho quản lý của cấp Trung ương.

Các cơ quan Trung ương, sở, ban, ngành trong tỉnh có thể sử dụng hệ thống này để lưu trữ, cung cấp thông tin cho cộng đồng nhằm nâng cao dân trí, góp phần phát triển KTXH, đồng thời đưa ra các chiến lược phát triển và quản lý các lĩnh vực nói trên.

Các trường đại học, cao đẳng, các nhà quản lý, các nhà khoa học có thể tham khảo kết quả của đề tài để từ đó đưa các chính sách phù hợp cho việc phát triển khoa học cộng nghệ, phương án tiếp cận cũng như cách giải quyết các vấn đề quản lý khoa học, quản lý lãnh thổ, tài nguyên môi trường, kinh tế xác hội và an ninh quốc phòng.

Các sở TNMT, trung tâm quan trắc môi trường có thể ứng dụng phần mềm và hệ thống thu thập dữ liệu môi trường, phù hợp cho từng đơn vị hoặc quy mô quốc gia.