Thông tin Đề tài

Tên đề tài Ứng dụng một số thông số quang sinh học biển nhằm nâng cao chất lượng giải đoán ảnh viễn thám phục vụ đánh giá chất lượng môi trường nước vùng biển ven bờ Việt Nam
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hải dương học
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài độc lập cấp Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên ThS. Phan Minh Thụ
Thời gian thực hiện 01/01/2013 - 01/01/2015
Tổng kinh phí 300.000.000 đ
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Xác định một số thông số quang sinh học biển làm cơ sở khoa học để hiệu chỉnh và xây dựng các thuật toán nhằm nâng cao chất lượng giải đoán ảnh viễn thám trong đánh giá một số thông số môi trường nước vùng biển ven bờ Việt Nam

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học: Đề tài đã đạt một số kết quả khoa học chính sau:

  • Đề tài đã đánh giá biến động chất lượng môi trường nước vịnh Nha Trang và Cam Ranh theo thời gian dưới tác động của hoạt động của con người.
  • Đánh giá được biến động của quang học biển (AOP, IOP) ở hai khu vực nghiên cứu làm tiền đề để xây dựng các thuật toán xác định một số thông số môi trường;
  • Đánh giá được năng suất sinh học (NSSH) sơ cấp vịnh Nha Trang và Cam Ranh bằng các giá trị NSSH cực đại (PBm) và chỉ số đồng hóa của Chlorophyll-a (a) trong mối quan hệ NSSH và ánh sáng, đây là những thông số quan trọng để đánh giá NSSH bằng ảnh viễn thám;
  • Xây dựng thuật toán để định lượng một số thông số môi trường từ giá trị quang sinh học và giá trị khảo sát.

Về ứng dụng: Kết quả đạt được của đề tài có thể ứng dụng:

  • Đánh giá và phân loại chất lượng môi trường nước vịnh Nha Trang và Cam Ranh phục vụ phát triển kinh tế biển;
  • Đánh giá biến động NSSH tích phân làm cơ sở so sánh và quản lý chất lượng môi trường;
  • Định lượng một số yếu tố môi trường bằng ảnh LANDSAT 8.
Những đóng góp mới

Đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về quang sinh học biển làm cơ sở xây dựng các giải thuật để định lượng một số thông số môi trường (TSM và Chl-a). Hơn nữa, những dữ liệu của đề tài còn xác định các giá trị NSSH cực đại (PBm) và chỉ số đồng hóa của Chlorophyll-a (a) cho vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh, đây là những thông số quan trọng để đánh giá NSSH tích phân bằng mô hình và ước lượng qua ảnh viễn thám. Đây cũng là một trong số rất ít các công trình xây dựng các thuật toán định lượng một số yếu tố môi trường nước biển ở Việt Nam có sử dụng phương pháp hiệu chỉnh mặt đất.

Sản phẩm đề tài

Các bài báo đã công bố (liệt kê): 03 bài báo

  1. Nguyễn Đắc Kiên, Phan Minh Thụ, Đào Thị Hồng Vân (2013). Khả năng quang hợp cực đại của thực vật nổi và các tham số của quá trình quang hợp ở Cửa Bé, Khánh Hòa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 23/2013, trang 55-59.
  2. Phan Minh Thu, Bui Hong Long (2014). Initial TSM estimation with Hyper-spectral images in coastal waters based on bio-optic approach. Proceedings International Symposium on GIS-IDEAS 2014, 6-9 Dec 2014, Da Nang, Vietnam. pp. 459-464.
  3. Phan Minh Thụ, Tôn Nữ Mỹ Nga (2015). Khả năng tự làm sạch sinh học và lý học của nước đầm Thủy Triều, Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, số 1/2015, 58-62.
  4. Phan Minh Thụ, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trịnh Đức Hiệu, Nguyễn Minh Hiếu, Phạm Thị Phương Thảo. Biến động chất lượng môi trường nước ở Vịnh Nha Trang, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển (Đang chờ in).

Các sản phẩm cụ thể: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

Các sản phẩm khác: Đề tài đã hỗ trợ số liệu để chủ nhiệm đề tài chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Hà Lan (Wageningen University)

Địa chỉ ứng dụng

Áp dụng vào các chương trình giám sát chất lượng môi trường nước vùng ven bờ.