Thông tin Đề tài

Tên đề tài Tiếp nhận, nghiên cứu các điều kiện thích hợp để bảo tồn ex situ 45 loài lan hiếm Việt Nam từ Ucraina và đưa vào nhân giống in vitro một số loài tuyển chọn
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh học Nhiệt đới
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài độc lập cấp Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên PGS.TS. Hoàng Nghĩa Sơn
Thời gian thực hiện 01/01/2013 - 01/01/2015
Tổng kinh phí 550.000.000 VNĐ
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài
  • Tiếp nhận và xác định được các thông số tối ưu để bảo tồn ex situ trong điều kiện nhà kính và vườn ươm đối với 45 giống lan quý hiếm Việt nam từ Ucraina.
  • Xây dựng được qui trình nhân giống in vitro 3-5 loài lan tuyển chọn từ bộ sưu tập.
Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:

  • Đề tài đã tiếp nhận và xác định danh pháp khoa học 45 loài lan Việt Nam từ Vườn Thực vật M.M. Gryshko (NBG), Ucraina cũng như đặc điểm hình thái theo cơ sở dữ liệu của tác giả Phạm Hoàng Hộ, Trần Hợp và cơ sở dữ liệu khảo sát thực địa từ các nhà khoa học NBG.
  • Kết quả nghiên cứu các điều kiện bảo tồn ex situ 45 loài lan của đề tài là cơ sở thực nghiệm quan trọng cho các nghiên cứu cơ bản và đào tạo trong lĩnh vực bảo tồn sự đa dạng và chuyên sâu về loài lan nước ta.
  • Kết quả nghiên cứu xây dựng qui trình nhân giống in vitro loài lan đặc hữu, có giá trị kinh tế làm tiền đề cho nhân nhanh các loài lan có nguy cơ bị tận diệt trong điều kiện tự nhiên.

Về ứng dụng:

  • Khả năng ứng dụng cao trong xây dựng mô hình bảo tồn ex situ qui mô lớn và chuyên sâu ở các khu BTTN và vườn Quốc gia và các cơ sở nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học trong nước.
  • Bộ mẫu lan có khả năng phục vụ cho công tác lai tạo giống tạo sự đa dạng di truyền đối với dòng lai.
  • Giải quyết được cây giống cho hướng tái tạo và phục hồi nguồn lan rừng ở điều kiện tự nhiên và có triển vọng phát triển thương mại, chủ động trong cung cấp giống lan rừng cho thị trường nội địa hiện tại.
Những đóng góp mới
  • Lần đầu tiên di dời thành công bộ mẫu đa dạng loài lan từ vùng khí hậu khác biệt về Việt Nam và duy trì được khả năng sinh trưởng của các loài trong điều kiện khí hậu tại địa phương Tp. HCM.
  • Xây dựng được qui trình nhân giống lan đặc hữu và có giá trị thương mại tại Việt Nam.
  • Kết quả thực nghiệm của đề tài tạo nên tính chủ động cao trong nghiên cứu và sản xuất các loài lan rừng nước ta tại khu vực phía Nam.
Sản phẩm đề tài

Các bài báo đã công bố (liệt kê): 2 công trình công bố: 1 chương sách trong quyển sách xuất bản ở nước ngoài và 1 bài báo đã gửi đăng ở tạp chí Công nghệ Sinh học trong nước.

  • Fundamental and applied aspects of modern orchidology, 2014 (Chapter: Conservation of tropical and subtropical orchirds at M.M. Gryshko National Botanical Garden, National Academy of Science of Ukraine: theoretical and practical, pp 137-148, 183 pages. ISBN 978-966-02-7139-5).
  • Nghiên cứu nhân giống in vitro một số loài lan rừng Việt Nam (Dendrobium polyanthum Wall. ex Lindl.; D. loddigesii Rolfe; D. parishii Rchb. f. và Cymbidium erythrostylum Rolfe) (Đã gửi đăng Tạp chí CNSH, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 2015).

Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):

  • Bộ mẫu lan sống 45 loài thuộc 22 chi đang lưu giử và sinh trưởng tốt tại nhà plastic thuộc Viện SHNĐ.
  • Qui trình trồng và chăm sóc lan rừng trong điều kiện nhà plastic phục vụ công tác bảo tồn ex situ và mô hình bảo tồn ex situ lan rừng Việt Nam trong điều kiện nhà plastic.
  • Qui trình nhân giống chuẩn in vitro 4 loài lan tuyển chọn có giá trị bảo tồn cao (Dendrobium polyanthum; D. loddigesii; D. parishii và Cymbidium erythrostylum).