Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3
Họ và tên PGS. TS. Trần Văn Ý
Thời gian thực hiện 01/01/2011 - 01/01/2014
Tổng kinh phí 4.600 tr.đ
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài
  1. Làm rõ hiện trạng phát triển khu vực Tây Nguyên;
  2. Xác định được Bộ chỉ tiêu PTBV về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của Tây nguyên (khu vực, tỉnh và huyện);
  3. Đánh giá được hiện trạng phát triển khu vực Tây Nguyên theo các chỉ tiêu PTBV; Đề xuất được các giải pháp PTBV lãnh thổ.
Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:

  • Đề tài đã hình thành được một quy trình xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV với 4 bước (lựa chọn mô hình khái niệm; xây dựng danh sách các chỉ tiêu PTBV; tính toán các giá trị thực tế, giá trị ngưỡng và giá trị chuẩn hóa của các chỉ tiêu; đánh giá hiện trạng PTBV và đề xuất các giải pháp PTBV) và các phương pháp sử dụng tương ứng.
  • Đề tài đã tính toán giá trị thực tế, giá trị ngưỡng và giá trị chuẩn hóa cho các chỉ tiêu PTBV cho cấp vùng, tỉnh, huyện ở Tây Nguyên; Đánh giá định lượng được mức độ PTBV của vùng Tây Nguyên và 5 tỉnh trên địa bàn; Và trên cơ sở đánh giá này đã đề xuất những giải pháp phát triển hướng tới bền vững của Tây Nguyên và các tỉnh.
  • Đề tài đã xây dựng và áp dụng phần mềm hỗ trợ đánh giá, giám sát quá trình PTBV ở Tây Nguyên.
  • Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo rất quan trọng trong việc triển khai và áp dụng các chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, và môi trường ở cấp vùng, tỉnh và huyện. Kết quả này có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà khoa học có liên quan đến việc hoạch định chiến lược PTBV, làm tài liệu giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng.
  • Đề tài đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu trẻ tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu mới, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn.

Về ứng dụng:

  • Các kết quả của đề tài có thể phục vụ thiết thực cho công tác hoạch định chính sách PTBV Tây Nguyên và các tỉnh trong vùng.
  • Các kết quả giúp các huyện và tỉnh ở Tây Nguyên có được cơ sở khoa học kịp thời và vững chắc trong các hoạch định, điều chỉnh phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn hướng tới bền vững.
Những đóng góp mới
  • Đề tài đã lần đầu tiên xây dựng và thực hiện một quy trình xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV tương đối hoàn chỉnh từ việc lựa chọn mô hình lý thuyết để xây dựng khung các chỉ thị PTBV; phương pháp xây dựng danh sách các chỉ thị đảm bảo tính khách quan; các công cụ và kỹ thuật tính toán các giá trị của chỉ thị; phương pháp phi thứ nguyên hóa (chuẩn hóa) các chỉ thị; cách sử dụng các giá trị của các chỉ thị để đánh giá hiện trạng PTBV; việc xác định ngưỡng để có thể nhận biết những vấn đề PTBV đang báo động làm cơ sở để xây dựng các chính sách thực hiện chiến lược PTBV cho từng giai đoạn... tính toán giá trị thực tế, giá trị ngưỡng và giá trị chuẩn hóa cho các chỉ tiêu PTBV cho cấp vùng, tỉnh, huyện ở Tây Nguyên; Đánh giá định lượng được mức độ PTBV của vùng Tây Nguyên và 5 tỉnh trên địa bàn; Và trên cơ sở đánh giá này đã đề xuất những giải pháp phát triển hướng tới bền vững của Tây Nguyên và các tỉnh.
  • Đề tài đã lần đầu xây dựng và áp dụng phần mềm hỗ trợ đánh giá, giám sát quá trình PTBV ở Tây Nguyên.
Sản phẩm đề tài

Các bài báo đã công bố (liệt kê):

  1. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên;
  2. Phần mềm quản lý bộ chỉ thị đánh giá, giám sát quá trình phát triển bền vững Tây Nguyên;
  3. Kết quả bước đầu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên”;
  4. Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ thảm thực vật và bước đầu ước tính khả năng tích tụ cacbon ở vườn quốc gia Yok Don;
  5. Xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên;
  6. Classifying the Ho Chi Minh road’s impacts on economy, society, and environment of districts crossed by it (chưa được chấp nhân đăng).

Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ): (1) Báo cáo tổng hợp đề tài: Trình bày các kết quả của đề tài gồm báo cáo thông kê, tổng quan về nghiên cứu bộ chỉ tiêu PTBV trên thế giới và Việt Nam, các phương pháp nghiên cứu, xây dựng danh sách các chỉ tiêu phát triển bền vững Tây Nguyên và mối quan hệ của chúng với các chủ đề phát triển bền vững, định nghĩa và cách tính toán các chỉ tiêu phát triển bền vững, xây dựng phần mềm hỗ trợ đánh giá, giám sát PTBV Tây Nguyên, phân tích đánh giá hiện trạng PTBV Tây Nguyên, đề xuất các giải pháp hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên; Báo cáo tóm tắt đề tài: trình bày tóm tắt các kết quả chính của đề tài gồm danh sách bộ chỉ tiêu PTBV, phân tích đánh giá hiện trạng PTBV, đề xuất các giải pháp hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên. Báo cáo tổng hợp được lưu trữ tại Chương trình Tây Nguyên 3, Cục Thông tin KHCN quốc gia, Trung tâm Thông tin – tư liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Báo cáo tóm tắt được lưu trữ tại Chương trình Tây Nguyên 3, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Báo cáo sản phẩm 1: Bộ chỉ tiêu PTBV cấp khu vực, tỉnh, huyện thuộc Tây Nguyên về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường; Báo cáo sản phẩm 2: Bộ chỉ tiêu PTBV được tính toán cho 2 huyện, 5 tỉnh và vùng Tây Nguyên; Báo cáo sản phẩm 3: Đánh giá hiện trạng PTBV khu vực Tây Nguyên và các giải pháp PTBV; Cơ sở dữ liệu. Các báo cáo sản phẩm 1, 2, 3 được lưu trữ tại Chương trình Tây Nguyên 3. Cơ sở dữ liệu được lưu trữ tại Chương trình Tây Nguyên 3, Cục Thông tin KHCN quốc gia.

Các sản phẩm khác (nếu có): Phần mềm hỗ trợ đánh giá, giám sát quá trình PTBV ở Tây Nguyên được lưu trữ tại tại Chương trình Tây Nguyên 3, Cục Thông tin KHCN quốc gia.

Địa chỉ ứng dụng

Ban chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên