Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu tách chiết các hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên từ chi Citrus và Fortunella japonica nhằm tạo sản phẩm ứng dụng trong mỹ phẩm
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên TS. Đoàn Lan Phương
Thời gian thực hiện 01/01/2012 - 01/01/2013
Tổng kinh phí 500 triệu đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Xây dựng được quy trình tách chiết các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên: polyphenol và axit béo không no từ hạt loài Fortunella japonica (Thunb.) Swingle ở quy mô phòng thí nghiệm.
Tạo được chế phẩm bảo vệ da từ các hợp chất polyphenol và axit béo không no từ hạt quất Fortunella japonica (Thunb.) Swingle.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
Nội dung 1: Đã thu thập, xác định chính xác tên khoa học, địa điểm, thời gian thu mẫu và ảnh tiêu bản 10 mẫu hạt thực vật thuộc chi Citrus.
Nội dung 2: Đã đánh giá hàm lượng lipit tổng trong 10 mẫu hạt thực vật thuộc chi Citrus và thấy rằng hạt thực vật chi Citrus có hàm lượng dầu béo khá cao (trung bình 45%), thấp nhất trong hạt bưởi Diễn và cam Sài gòn dưới 40% và cao nhất trong hạt quất là 58,96%...
Nội dung 3: Đã đánh giá thành phần các axit béo trong mẫu dầu hạt các loài nghiên cứu thuộc chi Citrus đều chứa các loại axit béo thông dụng với hàm lượng tương đối đồng đều, các axit béo no: axit palmitic (20.07-29.91%); axit stearic (2.31-5.46%); các axit không no như: axit oleic (17.10-26.26%) và axit linoleic với hàm lượng khá cao (33.9-45.22%). Các axit béo không no chiếm hàm lượng cao (70%), cao gấp đôi các axit béo no (30%).
Nội dung 4: Đã đánh giá hàm lượng phenolic tổng của 10 mẫu hạt thuộc chi Citrus. Kết quả cho thấy hợp chất phenolic có mặt với hàm lượng lớn trong cả 9 mẫu hạt chi Citrus với hàm lượng trên 1000g/g và chỉ riêng trong dầu hạt chanh Sài Gòn là 79.53 g/g. Lượng cao nhất của hợp chất phenolic được tìm thấy ở quất Fortunella japonica Thunb (2448.27g/g)
Nội dung 5: Đã khảo sát và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của 10 mẫu hạt thực vật thuộc chi Citrus thông qua khả năng quét gốc tự do DPPH, bằng thử nghiệm trên tế bào gan phân lập và thông qua khả năng thu gom gốc tự do (phương pháp TOSCA – Total Oxyradical Scavenging Capacity Assay) cho thấy dịch chiết từ mẫu quất Hưng Yên thể hiện hoạt tính cao nhất ở nồng độ 0,5mg/ml đối với gốc peroxyl trong điều kiện thí nghiệm, ở phép thử DPPH có giá trị SC 87%.
Nội dung 6: Đã lựa chọn được hạt quất Fortunella japonica Thunb. Swingle là nguyên liệu để nghiên cứu chế phẩm ứng dụng trong mỹ phẩm.
Nội dung 7: Đã xây dựng quy trình làm giàu hai axit: axit oleic và linoleic từ hạt quất Fotunella japonica (Thunb.) Swingle gồm:
Điều kiện thực hiện phản ứng thủy phân: nồng độ ethanol: 70%, nhiệt độ:75oC, thời gian: 120 phút.
Xác định điều kiện cho quá trình làm giàu axit oleic và linoleic bằng kết tinh urê như sau: tỉ lệ ethanol/tổng các axit béo: 1/15; tỉ lệ urê/tổng các axit béo: 3/1; nhiệt độ là 0oC.
Đã tách được axit oleic và linoleic với tỉ lệ lần lượt là 40,62% và 48,29% trong mẫu dầu hạt quất.
Nội dung 8: Đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết phenolic tổng từ hạt quất, kết quả chỉ ra để đạt hiệu suất tốt nhất phản ứng được thực hiện trong điều kiện: dung môi chiết cồn 80% ở 300C trong thời gian 40 phút. Kết quả phân tích cho thấy trong dầu hạt quất có chứa các axit ferulic 43.84%, axit caffeic 41,24%, axit gallic 1,85%.
Nội dung 9: Đã xây dựng được quy trình tạo 2kg chế phẩm CPF từ hạt quất Fortunella japonica Thunb. Swingle, là hỗn hợp của axit béo không no (axit oleic (53,35%), linoleic (46,64%)) và phenolic axit (axit furelic (43,84%), axit caffeic (41,24%) và axit gallic (1,77%).
Nội dung 10:
- Đánh giá tác dụng an toàn của chế phẩm CPF: không gây độc tính cấp, không gây chết chuột.
- Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa: chế phẩm CPF có hoạt tính chống oxy hóa khá cao với giá trị SC % = 85,2% và SC50 = 48,28 g/ml với phép thử khả năng bẫy gốc tự do tạo bởi 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH).
- Xác định giới hạn các kim loại nặng, đánh giá độ nhiễm khuẩn, độ kích ứng da và mắt của chế phẩm CPF tại khoa Mỹ phẩm - Viện kiểm nghiệm thuốc TW cho thấy các chỉ tiêu chuẩn giới hạn đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm dùng trong y tế và mỹ phẩm của Bộ Y tế.

Những đóng góp mới

Xây dựng được quy trình tạo chế phẩm CPF từ hạt quất Fortunella japonica Thunb. Swingle. Xác định:
Chế phẩm CPF có hoạt tính chống oxy hóa cao.
Chế phẩm CPF không gây độc tính khi sử dụng.
Chế phẩm CPF có giới hạn kim loại đạt chỉ tiêu cho phép theo thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/1/2011 của Bộ Y tế.
CPF không có vi khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và nấm Candida albicans.
CPF không gây dị ứng mắt khi thử nghiệm.
Đặc biệt, kết quả này giúp khai thác có hiệu quả được nguồn nguyên liệu lớn, rẻ từ hạt quất Fortunella japonica Thunb. Swingle và nâng cao giá trị sử dụng nguồn tài nguyên thực vật Việt Nam.

Sản phẩm đề tài

03 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước kèm theo báo cáo.

Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài:

16.doanlanphuong

16.doanlanphuong1

16.doanlanphuong2