Thông tin Đề tài

Tên đề tài Bước đầu xây dựng phương pháp đánh giá, sàng lọc các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên ứng dụng vào việc diệt và giảm thiểu tảo độc nước ngọt
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Công nghệ Môi trường
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ KHCN cấp Viện HLKHCNVN
Họ và tên GS.TS Đặng Đình Kim
Thời gian thực hiện 01/01/2012 - 01/01/2013
Tổng kinh phí 200.000.000 đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Xây dựng phương pháp đánh giá tác dụng diệt tảo độc;
- Phát hiện, sàng lọc, các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng diệt tảo độc, tạo cơ sở khoa học để ứng dụng những hoạt chất này vào việc xử lý sự bùng nổ vi khuẩn lam độc ở các thuỷ vực.

Kết quả chính của đề tài

• Về khoa học:
- Đã xây dựng được phương pháp đánh giá tác dụng diệt VKL độc Microcystis aeruginosa ở điều kiện phòng thí nghiệm, dựa trên cơ sở xác định sinh trưởng của VKL này. Đo mật độ quang học và xác định sinh khối (chlorophyll a) là các phương pháp ưu thế trong sàng lọc và chọn lọc nhằm đánh giá tác dụng ức chế sinh trưởng của các dịch chiết thực vật lên sinh trưởng của vi khuẩn lam M. aeruginosa.
- Từ 10 mẫu thực vật đã được lựa chọn để tạo dịch chiết tổng sàng lọc tác dụng diệt tảo độc M. aeruginosa đã xác định được 6 mẫu có tác dụng ức chế sinh trưởng đối với VKL M. aeruginosa gồm: Lược vàng (Callisia fragrans, M02), Củ gấu, (Cyperus rotundus, M03), Củ gấu biển, Cyperus stoloniferu, M04), Cỏ lào tím, (Eupatorium coelestinum, M05), Mần tưới, Eupatorium fortune, M06) và Cỏ lào, (M10) .
- Dịch chiết từ 6 mẫu thực vật trên đều có tác dụng ức chế sinh trưởng đối với VKL M.aeruginosa và tảo C. vulgaris ở nồng độ 500µg/L. Trong đó, dịch chiết từ cây mần tưới có tác dụng chọn lọc (gây ức chế trưởng đối với VKL M.aeruginosa nhưng ảnh hưởng không đáng kể tới sự phát triển của tảo C. vulgaris).
- Sử dụng 2 dịch chiết phân đoạn cây mần tưới nhằm đánh giá hiệu quả ức chế của dịch chiết này lên tăng trưởng quần xã thực vật nổi và nhóm Microcysits trong nước hồ hoàn Kiếm ở quy mô phòng thí nghiệm cho thấy phân đoạn etyl axetat cho hiệu quả ức chế tốt hơn so với phân đoạn nước.
• Về ứng dụng:
- Phương pháp đánh giá tác dụng diệt tảo độc có thể được mở rộng để sàng lọc nhiều mẫu/hoạt chất có tiềm năng khác.
- Cao chiết thực vật từ cây mần tưới phân đoạn etyl axetat có khả năng ứng dụng vào thực tế do có tác dụng chọn lọc ức chế trưởng đối với VKL M.aeruginosa nhưng ảnh hưởng không đáng kể tới sự phát triển của tảo C. vulgaris.

Những đóng góp mới

- Xây dựng phương pháp đánh giá tác dụng diệt tảo độc
- Sàng lọc và chọn một số dịch chiết thực vật có khả năng ức chế sinh trưởng của VKL độc.

Sản phẩm đề tài

• Các bài báo đã công bố: 01 bài
Nguyễn Tiến Đạt, Dương Thị Thủy, Lê Thị Phương Quỳnh, Hồ Tú Cường, Vũ Thị Nguyệt, Phạm Thanh Nga, Đặng Đình Kim. 2013. Nghiên cứu tác dụng diệt vi khuẩn lam độc Microcystis aeruginosa của một số dịch chiết thực vật. Tạp chí Hóa Học.T.51(2C) 737-739
• Các sản phẩm khác: 01 sinh viên Đại học

Một số hình ảnh của đề tài

08.dangdinhkim

08.dangdinhkim1

Vi khuẩn lam và độc tố trong các thủy vực nước ngọt

08.dangdinhkim2