Thông tin Đề tài

Tên đề tài Điều tra, đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng trị); đề xuất phương án sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững.
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên PGS.TS. Trần Minh Hợi.
Thời gian thực hiện 01/01/2008 - 01/01/2009
Tổng kinh phí 250 triệu đồng
Mục tiêu đề tài

Kiểm kê, đánh giá nguồn tài nguyên thực vật (cây lấy gỗ; cây làm thuốc; cây cho tinh dầu và dầu; song mây, cây làm cảnh và cho bóng mát); xác định nguồn gen có giá trị kinh tế làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển cho cộng đồng dân cư địa phương; các phương án sử dụng có hiệu quả, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật tại Bắc Hướng Hóa.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:

  • Nguồn tài nguyên thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa là đa dạng và phong phú, bao gồm:

- Cây lấy gỗ 117 loài thuộc 90 chi, 36 họ trong hai ngành thực vật bậc cao có mạch, Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành thực vật có nhiều loài dùng lấy gỗ nhất với 111 loài (chiếm 95%), thuộc 85 chi (chiếm 94,4%), 34 họ (chiếm 94,4%).
- Cây làm thuốc gồm 476 loài thuộc 334 chi, 135 họ, trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành thực vật có nhiều loài dùng làm thuốc nhất với 461 loài, thuộc 124 chi, 117 họ, tiếp đến là Dương xỉ (Polypodiophyta) có 7 họ, 8 chi và 9 loài. Ba ngành còn lại là Cỏ Tháp bút (Equisetophyta), Thông (Pinophyta) và Thông đất (Lycopodiophyta) có số loài ít nhất là 2 loài. Nhiều loài thực vật làm thuốc ở đây có trữ lượng lớn trong khu vực, cho phép khai thác ở mức độ hợp lý và đảm bảo sự tái sinh của cây con. Đã sưu tầm được 12 bài thuốc chữa các bệnh khác nhau ở người. Thu thập được các bài thuốc chữa bệnh gan của đồng bào dân tộc Vân Kiều được bào chế từ 7 loại cây thuốc ở Bắc Hướng Hóa.
- Cây chứa tinh dầu gồm 47 loài thuộc 19 họ. Phần lớn các loài tập trung trong ngành Mộc lan; trong đó họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc - Asteraceae (8 loài), tiếp đến là họ Cam - Rutaceae (6 loài), họ Long não - Lauraceae (6 loài), họ Sim - Myrtaceae (3 loài), họ Na - Annonaceae (3 loài), họ Ráy - Araceae (3 loài), họ Hồ tiêu - Piperaceae (2 loài), họ Hoa mõm chó - Scrophulariaceae (2 loài), họ Kim giao - Podocarpaceae (2 loài), còn lại các họ khác chỉ có 1 loài. Thành phần hóa học trong tinh dầu của 4 loài lần đầu tiên công bố: Hoa giẻ thơm Nam Bộ Desmos cochinchinensis Lour. Cây Bổ béo trắng (Fissistigma thorelii (Pierre ex Fin. & Gagnep.) Merr); Giác đế Sài Gòn (Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast) và Giổi lá láng (Michelia foveolata Merr.ex Dandy). Hoạt tính ức chế sự phát triển của vi khuẩn invitro của tinh dầu Michelia foveolata Merr.ex Dandy và vòng vô khuẩn bởi các kháng sinh chuẩn cho thấy vùng ức chế với nhiều vi khuẩn [(sự kháng Salmonella enterica (nồng độ ức chế tối thiểu = 4µl/ml)]. Hoạt tính kháng vi sinh vật có thể là do sự có mặt của các hợp chất chính trong tinh dầu của Giổi lá láng là sabinen và terpinen-4-ol.
- Song mây gồm 10 loài: Tùy theo đặc tính sinh vật học của các loài mà chúng phân bố ở các trạng thái rừng khác nhau cũng như là ở các vị trí tương ứng với các độ cao khác nhau.
- Cây cho bóng mát, làm cảnh là 50 loài thuộc 37 chi, 20 họ; Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành thực vật có nhiều loài dùng làm cảnh, bóng mát, gồm 43 loài, thuộc 16 chi, 37 họ.

  • Đã có một số đề xuất nhằm bảo tồn một số loài thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và gây trồng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ (cây chứa tinh dầu và song mây tại khu BTTN nhằm tạo công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người dân sống trong và xung quanh khu BTTN.
  • Trong các nhóm tài nguyên thực vật cần bảo tồn ghi nhận được tại khu BTTN Bắc Hướng Hóa, có 32 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); trong đó một loài thuộc nhóm rất nguy cấp - CR (Critically Endangered); 9 loài thuộc nhóm nguy cấp En (Endangered); 22 loài thuộc nhóm sẽ nguy cấp - VU (Vulnerable). Có 13 loài có tên trong nghị định 32/2006/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006 (2 loài IA và 11 loài nhóm IIA).

Về ứng dụng:
Đã có một số đề xuất nhằm bảo tồn một số loài thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng (32 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 13 loài có tên trong nghị định 32/2006/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006) và đề xuất gây trồng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ (cây chứa tinh dầu và song mây tại khu BTTN nhằm tạo công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người dân sống trong và xung quanh khu BTTN.
Kết quả đào tạo:

  • 01 sinh viên Đại học Lâm nghiệp làm chuyên đề tốt nghiệp 6/2009.
  • Hướng dẫn 02 học viên cao học làm luận văn thạc sỹ đã bảo vệ.
Những đóng góp mới

Đề tài đã cung cấp những dẫn liệu mới và cụ thể các nhóm tài nguyên thực vật quan trong tại khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa; 32 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển những loài này.

Sản phẩm đề tài

Sản phẩm khoa học:

  • -    04 bài báo đăng trên tạp chí và hội nghị khoa học

Sản phẩm cụ thể:
Bộ tiêu bản các loài thực vật thuộc các nhóm tài nguyên thực vật khác nhau lưu giữ tại Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật.