Thông tin Đề tài

Tên đề tài Điều tra nghiên cứu đa dạng côn trùng dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Bắc Trung bộ và đề xuất các biện pháp bảo tồn.
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên PGS.TS. Tạ Huy Thịnh
Thời gian thực hiện 01/01/2008 - 01/01/2009
Tổng kinh phí 250 triệu đồng
Mục tiêu đề tài

 

  • Đánh giá sự đa dạng của côn trùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh vào thời điểm hiện nay. Dự báo tác động của con người do sự có mặt của tuyến đường lên đa dạng côn trùng ở đó. Bước đầu đề xuất biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ đa dạng côn trùng; cũng như đánh giá và cảnh báo các loài côn trùng gây hại tại địa bàn. Góp phần xây dựng bộ mẫu côn trùng của nước ta.
Kết quả chính của đề tài
  1. Trên địa bàn nghiên cứu thuộc phạm vi qui hoạch 2 km hai bên đường của cung đường Hồ Chí Minh, đoạn Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh dài 347 km; đi qua 13 huyện, 80 xã, thị trấn, đã ghi nhận được 1672 loài thuộc 195 họ, 14 bộ côn trùng; bổ sung cho khu hệ Việt Nam 30 loài. Đã ghi nhận ba loài có giá trị bảo tồn, được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Cặp kìm sừng đao Dorcus titanus, Bướm phượng đốm kem Papilio noblei và Bướm phượng cánh chim Troides aeacus aeacus.
  2. Đã ghi nhận 222 loài gây hại cho cây trồng nông nghiệp, 101 loài gây hại cho cây trồng lâm nghiệp, trong đó trên mía có 62 loài; trên luồng có 68 loài. Hai loài xén tóc Dorysthenes granulosusDorysthenes walkeri được phát hiện là gây hại cho mía; ba loại gồm bọ xít mép Acestra yunana, bọ xít năm cạnh Udonga spinidens và xén tóc Pterolophia (Pterolophia)consularis được ghi nhận là gây hại cho cây luồng. Tại khu vực nghiên cứu các loài gây hại cho mía thường gặp là Rệp xơ trắng Ceratovacuna lanigera, sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens, đục thân mình vàng Tetramoera schistaceana, đục thân bốn vạch Proceras venosatus và bọ hung nâu đục gốc Holotrichia horishana. Các loài gây hại trên luồng thường gặp là bọ măng lớn Cyrtotrachelus buqueti và châu chấu Phlaeoba infumata.
  3. Mức độ đa dạng côn trùng tại khu vực nghiên cứu được đánh giá chung là ở mức trung bình, thấp hơn so với cung đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Quảng Bình tới Quảng Nam; phản ánh hệ sinh thái đã bị tác động.
  4. Trên toàn cung đường có 8 xã với cảnh quan chủ yếu là Rừng tự nhiên, 18 xã với cảnh quan chủ yếu là Vườn rừng; 42 xã với cảnh quan chủ yếu là Rừng trồng; rừng tự nhiêncây trồng nông nghiệp xen kẽ, 6 xã với cảnh quan chủ yếu là; Chuyên canh mía. Mức độ đa dạng côn trùng ở cảnh quan Rừng tự nhiên là ở mức cao, ở hai cảnh quan Vườn rừng và Rừng trồng, rừng tự nhiêncây trồng nông nghiệp xen kẽ là ở mức trung bình, còn ở hai cảnh quan Chuyên canh luồngChuyên canh mía là ở mức thấp.
  5. Bước đầu đề xuất một số biện pháp bảo vệ đa dạng côn trùng như: Quản lý và bảo vệ các khu rừng tự nhiên còn sót lại; Phát triển mô hình trang trại Vườn rừng; Khắc phục tình trạng đơn canh rừng trồng, đơn canh cây trồng; tổ chức tốt việc định canh định cư, giao đất giao rừng cho nhân dân và xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp một cách có quy hoạch.

Kết quả đào tạo:

  • Cung cấp mẫu vật cho 03 nghiên cứu sinh.
Sản phẩm đề tài

Sản phẩm khoa học:

08 bài đã đăng ở Hội nghị khoa học toàn quốc  về STTNSV năm 2009.