Tên đề tài |
Nghiên cứu tăng cường tính đa dạng thực vật một số loài đại diện ngành Dương xỉ - Polypodiophyta, ngành thông (Hạt trần) - Pinophyta (Gymnospermae), họ Cau - Arecaceae của thảm thực vật rừng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc), giai đoạn 2008-2009. |
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) |
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật |
Thuộc Danh mục đề tài |
Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04) |
Họ và tên |
PGS.TS. Vũ Xuân Phương |
Thời gian thực hiện |
01/01/2008 - 01/01/2009 |
Tổng kinh phí |
250 triệu đồng |
Mục tiêu đề tài |
- Thúc đẩy nhanh hơn quá trình phục hồi các hệ sinh thái rừng; xây dựng một Hệ thực vật có tính đa dạng cao, mang tính hệ thống tại khu vực tự nhiên của Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, với sự có mặt một số đại diện của thành phần loài trong rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới của các taxon trong ngành Dương xỉ, ngành Thông và họ Cau.
- Cải tạo và làm tăng tính đa dạng, phục vụ công tác bảo tồn thực vật, công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các chuyên ngành liên quan.
- Góp phần xây dựng tiền thân vườn thực vật trong hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
|
Kết quả chính của đề tài |
- Đã triển khai điều tra thực địa nhằm rà soát lại hiện trạng thành phần loài của ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) ngành Thông (Pinophyta) và họ Cau (Arecaceae) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, trong đó ngành Dương xỉ hiện biết 14 họ 21 chi, 39 loài; ngành Thông 2 họ với 2 loài (trong đó 1 loài trồng), họ Cau gặp 7 chi 11 loài.
- Trong 2 năm 2008-2009 đã tiến hành trồng tại các khu 6 cho 7 loài ngành Thông; khu 7 cho 9 loài họ Cau và khu 10 tập đoàn cây ưa ẩm cho 2 loài ngành Dương xỉ. Tổng số 18 loài với 696 cá thể, tỷ lệ sống đạt 70-80%. Các loài triển khai trồng hầu hết chưa gặp ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, một vài loài có trong danh lục thực vật Trạm Đa dạng Mê Linh nhưng đã trở thành rất khan hiếm, ít gặp nên vẫn được đưa vào trồng nhằm bảo tồn và đa dạng hệ thực vật ở đây.
- Đã tiến hành mô tả đặc điểm nhận biết 18 loài, trong từng loài có giới thiệu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, giá trị sử dụng, kỹ thuật gieo trồng, nếu biết tình hình sinh trưởng của loài đã trồng.
- Tiến hành theo dõi quá trình sinh trưởng của cây theo định kỳ trước và sau mùa mưa mỗi năm và tiến hành chăm sóc, phát xới cỏ, bón phân cho cây cũng theo định kỳ 2 lần một năm, như vậy trong 2 năm đã triển khai được 3 đợt.
- Bước đầu xây dựng được quy trình nhân giống và gieo trồng đối với một số loài cây thuộc ngành Dương xỉ, ngành Thông và họ Cau.
|
Sản phẩm đề tài |
Tài liệu khoa học: - Đã có bộ sưu tập mẫu vật khô và bộ sưu tập sống là các loài hiện đã được trồng ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
- Đã xây dựng được mô hình trồng các đại diện ngành Dương xỉ; ngành Thông và họ Cau ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
- So với bản kết luận của Hội đồng xét duyệt (theo Quyết định 1933/QĐ-KHCNVN ngày 27/9/2007 của chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với kế hoạch trồng 10 loài, 500 cá thể và tỷ lệ sống 60%, thực tế đề tài đã vượt mức chỉ tiêu đó với 18 loài, 696 cá thể và tỷ lệ sống 70-80 loài.
- Đã xây dựng được quy trình nhân giống và gieo trồng với một số đại diện ngành Dương xỉ, ngành Thông và họ Cau.
- Báo cáo khoa học của đề tài.
|