VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
|
Quyết định số: 65/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 5/3/1990
Người ký: Phó Chủ tịch HĐBT Nguyễn Khánh
|
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ |
- Nghiên cứu về hệ động vật và thực vật; |
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT |
Viện STTNSV chủ trì thực hiện các đề tài cấp quốc gia thuộc Chương trình 562, Chương trình Tây nguyên 2016-2020, dự án thành phần thuộc Dự án sưu tập bộ mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam, Chương trình sự nghiệp bảo vệ môi trường, Chương trình điều tra cơ bản, trung bình mỗi năm chủ trì khoảng 20 đề tài do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ. Hàng năm, Viện STTNSV chủ trì thực hiện hơn 20 đề tài cấp Viện Hàn lâm, cấp tỉnh và 30 nhiệm vụ cấp cơ sở và hỗ trợ cán bộ trẻ. Viện STTNSV triển khai các mô hình thử nghiệm nhân nuôi động vật, nuôi trồng thực vật nhằm mục đích bảo tồn hoặc làm cơ sở khoa học để phát triển kinh tế tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và một số địa phương. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh cũng là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường, tuyên truyền bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã. Với vai trò là Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam, Viện STTNSV thực hiện công tác giám định các loài động vật hoang dã mỗi năm. Hàng năm, cán bộ của Viện công bố khoảng 120 công trình trong đó có khoảng 100 bài báo thuộc danh mục SCIE. Kết quả nghiên cứu trên không chỉ khẳng định uy tín khoa học của đơn vị ở trong nước và trên thế giới mà còn góp phần quảng bá về giá trị đặc biệt của nguồn tài nguyên sinh vật của Việt Nam. Các phát hiện mới cho khoa học cũng thu hút sự quan tâm trong hợp tác và đầu tư cho các chương trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở nước ta. Trong giai đoạn 2016-2020, cán bộ nghiên cứu của Viện đã công bố 5 giống mới và khoảng 370 loài mới cho khoa học. Các kết quả nghiên cứu về động vật, tài nguyên thực vật, ký sinh trùng, tuyến trùng là tiền đề cho việc phát triển các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp và y dược, phòng trừ dịch bệnh cho con người, vật nuôi và cây trồng. |
Hình 1: Loài thực vật có hoạt tính sinh học, Dọt sành ấn độ - Pavetta indica L., được đăng ký bằng sáng chế WIPO (2023) (Ảnh: Đỗ Văn Hài). Hình 2: Một số loài mới phát hiện năm 2023: Loài ô rô-Strobilanthes spathulatibracteata (Ảnh: Đỗ Văn Hài), Nhái cây trường-Gracixalus truongi (Ảnh: Nguyễn Hải Nam), Loài tuyến trùng trong đất-Aporcella coffeae (Ảnh: Nguyễn T. Ánh Dương). Hình 3: Nghiên cứu nhân nuôi bảo tồn các loài động vật quý hiếm (Khỉ mặt đỏ, Rùa trung bộ) và hoạt động giáo dục môi trường tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Ảnh: Đặng Huy Phương, Phạm Thị Kim Dung) |
Website: http://www.iebr.ac.vn |