|
Trụ sở: Nhà A10, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội |
Viện trưởng: GS.TS.NCVCC. Chu Hoàng Hà |
Phó Viện trưởng: PGS.TS.NCVCC. Đồng Văn Quyền PGS.TS. NCVC. Phí Quyết Tiến TS.NCV. Nguyễn Trung Nam | |
Quyết định số 21/KHCNQG-QĐ ngày 19/6/1993
Người ký: GS. Nguyễn Văn Hiệu
| | ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ | 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội | Điện thoại: (+84)(24) 3836.2599 | Fax: (+84)(24) 3836.3144 | Email: admin@ibt.ac.vn | Website: www.ibt.ac.vn | | BAN LÃNH ĐẠO | Viện trưởng: | GS.TS.NCVCC. Chu Hoàng Hà | Phó Viện trưởng: | PGS.TS.NCVCC. Đồng Văn Quyền | | PGS.TS. NCVC. Phí Quyết Tiến | | TS.NCV. Nguyễn Trung Nam | | |
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (gồm 21 thành viên) | - Chủ tịch hội đồng: GS.TS. Trương Nam Hải - Phó chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Đồng Văn Quyền - Thư ký: TS. Nguyễn Trung Nam | | CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ | - Nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực: công nghệ gen, công nghệ tế bào động vật, công nghệ tế bào thực vật, công nghệ vi sinh, công nghệ protein và enzyme, công nghệ sinh học nano, công nghệ sinh học môi trường, công nghệ sinh học biển, công nghệ vật liệu sinh học, công nghệ sinh - y học và tin sinh học.
- Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ về công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần xây dựng, phát triển ngành công nghiệp sinh học.
- Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo sau đại học về công nghệ sinh học. Thông tin, tư vấn, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
- Hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan. Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình hợp tác quốc tế và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của pháp luật. Cử cán bộ đi công tác nước ngoài và mời chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Viện Công nghệ sinh học.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học, công nghệ, triển khai, ứng dụng, sản xuất và chuyển giao công nghệ.
| | CƠ CẤU TỔ CHỨC | | LỰC LƯỢNG CÁN BỘ | Các đơn vị chuyên môn | 1. Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen 2. Phòng Công nghệ tế bào thực vật 3. Phòng Các chất chức năng sinh học 4. Phòng Công nghệ ADN ứng dụng 5. Phòng Công nghệ gen động vật 6. Phòng Công nghệ lên men 7. Phòng Công nghệ phôi 8. Phòng Công nghệ sinh học enzyme 9. Phòng Công nghệ sinh học môi trường 10. Phòng Công nghệ sinh học tái tạo môi trường 11. Phòng Công nghệ tảo 12. Phòng Công nghệ tế bào động vật 13. Phòng Công nghệ vật liệu sinh học 14. Phòng Di truyền tế bào thực vật 15. Phòng Di truyền vi sinh vật 16. Phòng Hoá sinh protein 17. Phòng Kỹ thuật di truyền 18. Phòng Miễn dịch học 19. Phòng Sinh hoá thực vật 20. Phòng Sinh học tế bào sinh sản 22. Phòng vi sinh vật dầu mỏ 23. Phòng Vi sinh vật đất 24. Phòng Vi sinh vật phân tử 25. Trại thực nghiệm sinh học (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) 26. Trạm thực nghiệm sinh học (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) | Đơn vị quản lý hành chính | | - Phòng Quản lý tổng hợp Các đơn vị nghiên cứu triển khai 1. Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ sinh học và Môi trường 2. Phòng Hoàn thiện và phát triển sản phẩm Công nghệ sinh học Các đơn vị liên kết 1. Bộ môn Công nghệ nano sinh học – Trường Đại học Công nghệ 2. Phòng Chẩn đoán phân tử Thái Hà 3. Tạp chí Công nghệ sinh học | | | | Tổng số CBVC: 302 người | - Số biên chế: 180 - Số hợp đồng: 122 - Giáo sư: 02 - Phó Giáo sư: 19 - Tiến sỹ khoa học: - Tiến sỹ: 80 - Thạc sỹ: 81 - Cử nhân/kỹ sư: 70 - Khác:20 | | |
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ |
- Đề tài các cấp Nhà nước: 45 Đề tài (2 ĐT độc lập cấp Nhà nước, 5 ĐT Nghị định thư, 19 ĐT thuộc Chương trình trọng điểm, 3 ĐT Chương trình nghiên cứu cơ bản, định hướng ứng dụng, 14 ĐT NAFOSTED, 1 ODA, 1 DA) với tổng kinh phí 91.054 triệu đồng (2011: 30.732 triệu đồng).
- Đề tài cấp Viện KHCNVN và tương đương: 21 (11 ĐT độc lập và theo các hướng ưu tiên, 2 ĐT Hợp tác Quốc tế, 8 ĐT tương đương) với tổng kinh phí 7.570 triệu đồng (2011: 3809 triệu đồng).
- Hợp đồng KHCN và ĐT nhánh: 45 HĐ với tổng kinh phí là 8065 triệu đồng (2011: 4781 triệu đồng).
- Cấp cơ sở: 20 đề tài Viện CNSH và 24 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thường xuyên với tổng kinh phí của các đề tài cho năm 2011 là 1.190 triệu đồng.
|
|
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT |
- Chủng E. coli O17 biểu hiện kháng nguyên Gm, SefA của Salmonella enterica serovar Enteritidis trên bề mặt tế bào là công trình đầu tiên tạo chủng vaccine E. coli sống nhược độc đa giá phòng E. coli, S. Enteritidis cho gia cầm. Nếu kết quả đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine thành công thì đây là loại vaccine có giá thành rất rẻ, tiện lợi sử dụng để gây miễn dịch cho gia cầm theo đường ăn uống và có thể phòng một lúc hai loại bệnh do E. coli và S. Enteritidis gây ra.
- Quy trình sản xuất chế phẩm BCF từ các chủng vi sinh vật phân lập từ đất ở Việt Nam: Chế phẩm BCF tạo ra trong quy trình đã áp dụng các thành tựu của thế giới vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, khẳng định thêm các giá trị khoa học và công nghệ mà thế giới đã áp dụng vào lĩnh vực sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc sinh học bảo vệ thực vật. Do môi trường để sản xuất các loại chế phẩm BCF ở đây chứa những nguồn nguyên liệu dễ kiếm là những phế phẩm nông nghiệp như bột đậu tương do đó sẽ giảm được giá thành sản xuất.
- Diesel sinh học được sản xuất từ sinh khối vi tảo biển của Việt Nam: Đã tạo được 6 lít diesel sinh học từ sinh khối vi tảo biển của Việt Nam đạt được 10/15 tiêu chuẩn chất lượng của diesel sinh học gốc B100 theo tiêu chuẩn Việt Nam đã công bố. Đây là sản phẩm diesel đầu tiên được sản xuất từ sinh khối tảo của Việt Nam. Việc làm chủ được công nghệ nuôi trồng đủ sinh khối tảo, chuyển hóa thành công sinh khối tảo thành diesel sinh học có chất lượng tốt đã chứng minh về tiềm năng và những thách thức cho việc đầu tư sản xuất diesel sinh học từ tảo trên quy mô lớn theo định hướng để thương mại hóa sản phẩm. Để giảm giá thành cũng như cạnh tranh của sản phẩm diesel sinh học từ tảo với các sản phẩm diesel truyền thống, một quy trình công nghệ sản xuất một loạt các sản phẩm có giá trị khác đi kèm với diesel sinh học như glycerol, các acid béo không no đa nối đôi có giá trị trong Y dược, thực phẩm chức năng đã được hoàn thiện thành công ở quy mô phòng thí nghiệm. Về mặt khoa học, chủng giống vi tảo biển của Việt Nam có những đặc tính nổi trội và được công nhận là chủng mới của thế giới, có tiềm năng cho sản xuất diesel sinh học trên quy mô lớn.
- Các dòng bông chuyển gen kháng virus xanh lùn: Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong chọn tạo giống cây trồng là hướng đi hiệu quả, luôn được khuyến khích phát triển. Bằng công nghệ RNAi đã tạo được cây bông chuyển gen kháng virus xanh lùn có ý nghĩa lớn trong khoa học và thực tiễn. Kết quả này làm cơ sở để phát triển chọn lọc các dòng ổn định ở các thế hệ sau và phát triển thành giống bông kháng virus xanh lùn.
- Bộ kit “BIOAFP-ELISA”: Sử dụng để định tính và định lượng AFP trong mẫu huyết thanh người nhằm hỗ trợ phát hiện sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người. Bộ kit BIOAFP-ELISA có thể phát hiện được nồng độ AFP tối thiểu ở mức 4 ng/ml và có độ đặc hiệu cao. Khả năng định tính và đinh lượng của BIOAFP-ELISA cũng đã được kiểm chứng thực tế trên 30 mẫu huyết thanh bệnh nhân mắc ung thư gan và 2 người khoẻ mạnh do bệnh viện K Trung Ương cung cấp.
- Bộ sinh phẩm để đồng thời chẩn đoán và định type virus lở mồm long móng lưu hành tại Việt Nam: Bộ kit này ước tính có giá thành chỉ bằng 1/3 kit nhập ngoại và có thao tác đơn giản, dễ sử dụng và bảo quản. Viện Công nghệ sinh học sẽ kết hợp với các cơ sở, phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh, trung tâm chẩn đoán thú y quốc gia để thử nghiệm và triển khai bộ kit này vào thực tiễn.
- Một số số liệu thống kê điển hình về đơn vị năm 2011 (từ 01/12/2010-30/11/2011):
- Số đề tài KHCN, kinh phí được giao: 66, năm 2011 là 34 tỉ 541 triệu đồng
- Số hợp đồng kinh tế, kinh phí thực hiện: 45 hợp đồng, 4781 triệu
- Số lượng bài báo và proceedings hội nghị quốc tế: 43, bài báo và proceedings hội nghị trong nước 149, sách chuyên khảo: 4 đã đăng năm 2011
- Số lượng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp năm 2011: 5
- Số NCS, học viên cao học đang đào tạo tại đơn vị: 143
- Số NCS, học viên cao học đang đào tạo tại nước ngoài: 31
- Các hội nghị, hội thảo do đơn vị tổ chức, đồng tổ chức: 02
|
THÔNG TIN KHÁC |
- Chủ nhiệm Chương trình KC04/11-15: PGS. TS Trương Nam Hải
- Ủy viên Ban chủ nhiệm Chương trình KCCN-33/11-15: PGS. TS Nông Văn Hải
- Chủ nhiệm Ngành Khoa học sự sống của Nafosted: PGS. TS Lê Thanh Hòa
- Thành viên của The Asia Oceania Human Proteome Organisation Membrane Proteomics Initiative: GS Phan Van Chi
|
Một số hình ảnh của Viện Công nghệ sinh học
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và làm việc tại Viện Công nghệ sinh học ngày 13/8/2011
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến thăm và làm việc tại Viện Công nghệ sinh học ngày 12/7/2011
Trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo các phòng trực thuộc Viện Công nghệ sinh học
Website: http://www.ibt.ac.vn/