VIỆN VẬT LÝ

 
Trụ sở: Số 10 Đào Tấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Đinh Văn Trung
Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Thanh Bình
                             TS. NCVC. Đỗ Hoàng Tùng
Viện Vật lý được thành lập theo Quyết định số 25/CP ngày 05/02/1969 của Hội đồng Chính phủ
Người ký: Thủ tướng Phạm Văn Đồng
images/stories/truso.jpg
 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Số 10 Đào Tấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (+84)(24) 38347953
Fax: (+84)(24) 37669050
Email: office@iop.vast.vn
Website: www.iop.vast.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Đinh Văn Trung
Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Thanh Bình
  TS. NCVC. Đỗ Hoàng Tùng
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

- Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. NCVCC. Nguyễn Đại Hưng
- Phó Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. NCVCC. Lê Hồng Khiêm; PGS.TS. NCVCC. Hoàng Anh Tuấn
- Thư ký: PGS.TS. NCVCC.  Đỗ Thị Hương

- Thành viên: PGS.TS. NCVCC. Nguyễn Thanh Bình; PGS.TS. NCVCC. Trịnh Xuân Hoàng; PGS.TS. NCVCC. Nghiêm Thị Hà Liên; PGS. TS. NCVC. Ngô Trà Mai; PGS.TS. NCVCC. Phạm Hồng Minh; PGS.TS. NCVCC. Nguyễn Xuân Nghĩa; PGS.TS. NCVCC. Nguyễn Hồng Quang; PGS.TS. NCVCC. Trần Minh Tiến; PGS.TS. NCVCC. Đinh Văn Trung; TS.KSC. Nguyễn Thị Mai Hương; TS. KSC. Ngô Mạnh Tiến; TS. NCVCC. Nguyễn Trọng Tĩnh; TS. NCVC. Đỗ Hoàng Tùng

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ  
-    Tổ chức nghiên cứu các vấn đề khoa học cơ bản, khoa học công nghệ và ứng dụng của vật lý nhằm tiếp cận những thành tựu hiện đại của vật lý trên thế giới, định hướng cho các lĩnh vực nghiên cứu công nghệ, góp phần nâng cao trình độ khoa học và công nghệ nước nhà;
-    Tổ chức triển khai, áp dụng các phương pháp và các thành tựu của vật lý trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, sản xuất và đời sống;
-    Nghiên cứu chế tạo, sản xuất thử các sản phẩm mới, có trình độ công nghệ cao;
-    Tổ chức, hoạt động triển khai sản xuất, thông tin tư vấn và thẩm định khoa học công nghệ phù hợp với lĩnh vực về khoa học vật lý và khoa học công nghệ liên quan;
-    Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ các cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ về khoa học vật lý. Tham gia đào tạo sau đại học về khoa học vật lý;
-    Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ;
 
CƠ CẤU TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CÁN BỘ  

A. Các phòng chuyên môn

1. Trung tâm Vật lý lý thuyết;
2. Trung tâm Điện tử học lượng tử;
3. Trung tâm Vật lý hạt nhân;
4. Trung tâm Vật lý tính toán;
5. Trung tâm Vật lý và công nghệ môi trường;
6. Trung tâm Vật lý kỹ thuật;
7. Trung tâm Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học;
8. Phòng Tự động hóa các thí nghiệm vật lý

B. Các đơn vị quản lý nghiệp vụ
- Phòng Quản lý tổng hợp

C. Các Trung tâm khác do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thành lập:
Trung tâm Vật lý quốc tế (do UNESCO bảo trợ).

Tổng số CBVC: 105 người
- Số biên chế: 80
- Số hợp đồng: 25
- Giáo sư: 02
- Phó Giáo sư: 14
- Tiến sỹ: 41 (Hợp đồng 04)
- Thạc sỹ: 24 (Hợp đồng 09)
- Cử nhân: 14 (Hợp đồng 06)
- Khác: 01 (Hợp đồng 6)
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ  

- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của khoa học vật lý thuộc các lĩnh vực: vật lý lý thuyết, vật lý tính toán, vật lý laser, quang học quang phổ, vật lý hạt nhân, vật lý môi trường, tự động hóa và vật lý kỹ thuật.
- Triển khai ứng dụng các thành tựu của khoa học vật lý vào các lĩnh vực khoa học -  công nghệ, sản xuất và đời sống.
- Phối hợp với Khoa Vật lý, Học viện Khoa học và công nghệ đào tạo nhân lực ở bậc sau đại học (thạc sỹ và tiến sỹ).
- Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế với các trường đại học và các viện nghiên cứu ở nước ngoài.
- Tổ chức các hội nghi, hội thảo, lớp học trong nước và quốc tế trong lĩnh vực vật lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao của Trung tâm Vật lý quốc tế theo thỏa thuận với UNESCO bao gồm Hợp tác quốc tế, đào tạo sau đại học và hỗ trợ nghiên cứu trong lĩnh vực Vật lý ở trình độ quốc tế.

 
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT  

- Viện Vật lý hàng năm luôn là đơn vị nghiên cứu cơ bản nằm trong top đầu của Viện Hàn lâm KHCNVN về số lượng công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI, trung bình khoảng 50 bài/năm. Đặc biệt, gần đây, Viện Vật lý đã có một số kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học hàng đầu có chỉ số ảnh hưởng lớn như Nature, Nature Communications, Physical Review Letters… và một số công bố được bình chọn là công bố khoa học xuất sắc nhất trong lĩnh vực Cơ học – Vật lý – Công nghệ vũ trụ hàng năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.  Các hướng nghiên cứu cơ bản là thế mạnh của Viện Vật lý bao gồm lý thuyết hạt cơ bản và vũ trụ học, lý thuyết vật chất ngưng tụ, cấu trúc và phản ứng hạt nhân, thông tin lượng tử, quang tử học, vật lý thiên văn, vật lý sinh học, vật lý plasma ...

- Viện Vật lý cũng là đơn vị đi đầu trong một số nghiên cứu phát triển và ứng dụng, triển khai công nghệ dựa trên các thành tựu nghiên cứu về quang học, quang tử, laser, plasma, điện tử, tự động hóa, vật lý hạt nhân và vật liệu tiên tiến... Các sản phẩm là những thiết bị và công nghệ đã và đang được ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực y tế, môi trường, công nghiệp, truyền thông, giáo dục - đào tạo nghề, an ninh - quốc phòng và nghiên cứu khoa học… Tiêu biểu là chế tạo và ứng dụng các hệ  LIDAR phục vụ nghiên cứu sol khí và vật lý khí quyển; hệ thiết bị hiển vi laser quyét đồng tiêu hiện đại; Các hệ thống laser xung cực ngắn; các thiết bị khử khuẩn trong y tế dựa trên công nghệ ozone; Các nguồn chuẩn kỹ thuật số và ứng dụng trong kiểm chuẩn và đo lường thiết bị điện; Các thiết bị chẩn đoán tự động cho sửa chữa ô-tô; các cân điện tử công nghiệp; các hệ ống kính ngắm tiềm vọng và ống kính ngắm nhìn đêm; Máy phát tia plasma lạnh hỗ trợ điều trị vết thương đã được cấp phép lưu hành và ứng dụng tại hơn 300 bệnh viện và nhiều cơ sở thẩm mỹ viện trong cả nước, trong đó có các bệnh viện Trung ương lớn; Sản phẩm từ vật liệu xúc tác quang như: Sơn tự làm sạch nano TiO2, lọc khí xúc tác quang; máy bay không người lái cỡ nhỏ dùng cho nghiên cứu khoa học; Công nghệ, thiết bị chế tạo sản phẩm lá graphene đa lớp quy mô bán công nghiệp; Công nghệ nano hóa các hoạt chất sinh học, tạo ra các sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ,… Gần đây Viện Vật lý đã phát triển thành công hệ thống phân tích khí ô nhiễm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ vi sai đa góc Max-DOAS và hệ thống đếm, phân tích bụi phân giải cao phục vụ quan trắc môi trường.

Một số cán bộ của Viện đã được nhận các giải thưởng khoa học lớn trong nước như Giải thưởng Nhân tài đất Việt trao cho GS.TS. Trần Đức Thiệp và GS.TS. Nguyễn Văn Đỗ năm 2011, Giải thưởng Tạ Quang Bửu trao cho PGS. Nguyễn Bá Ân năm 2015; Giải thưởng trẻ Tạ Quang Bửu trao cho TS. Phùng Văn Đồng năm 2016 v.v.

 

Hệ thống phân tích khí ô nhiễm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ vi sai đa góc Max-DOAS

Hệ thống đếm, phân tích bụi phân giải cao