VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG

 
Trụ sở: Nhà A30, Số 18, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Đỗ Văn Mạnh
Phó Viện trưởng: TS. NCVC. Nguyễn Quang Ninh
                               TS. NCVC. Nguyễn Hoài Nam

Quyết định thành lập: 1916/QĐ-VHL
Người ký: Trần Tuấn Anh

images/stories/truso.jpg
 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Nhà A9 - Số 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02437569136
Website: www.istee.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Đỗ Văn Mạnh
Phó Viện trưởng:  
  TS. NCVC. Nguyễn Quang Ninh
  TS. NCVC. Nguyễn Hoài Nam
 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Gồm 19 thành viên: PGS.TS. NCVCC. Bùi Thị Kim Anh, TS.NCVCC. Đoàn Văn Bình, PGS.TS. NCVC. Hồ Tú Cường, TS.NCVC. Nguyễn Thành Đồng, TS.NCVC. Nguyễn Thị Thanh Hải, TS.NCVC. Trần Mạnh Hải, TS.NCVC. Dương Thị Hạnh, TS.NCVC. Nguyễn Viết Hoàng, GS.TS. NCVCC. Nguyễn Thị Huệ, TS.NCV. Ngô Phương Lê, PGS.TS. NCVCC. Đỗ Văn Mạnh, TS.NCVC. Nguyễn Tuấn Minh, TS.NCVC. Nguyễn Hoài Nam, TS.NCVC. Nguyễn Quang Ninh, TS.NCVC. Vũ Minh Pháp, TS.NCV. Lê Quang Sáng,  TS.NCVC. Phan Quang Thăng, PGS.TS. NCVCC. Dương Thị Thủy, GS.TS. NCVCC. Trịnh Văn Tuyên

Chủ tịch hội đồng: GS.TS. Nguyễn Thị Huệ

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Chức năng: Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ năng lượng và môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ:

-    Nghiên cứu các vấn đề khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực năng lượng và môi trường và một số lĩnh vực khác có liên quan.
-    Điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên quốc gia và vùng lãnh thổ về năng lượng, môi trường; đề xuất giải pháp xử lý và phát triển môi trương bền vững.
-    Nghiên cứu phát triển công nghệ trong: Khai thác và sử dụng các nguồn năng lựng mới, tái tạo; khai thác, biến đổi, truyền tải, phân phối và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng; chế tạo các thiết bị và vật liệu mới trong năng lượng; tính toán cân bằng năng lượng; phát triển lưới điện thông minh, lưới điện tối ưu; vật liệu lưu trữ và chuyển hóa năng lượng (pin, pin nhiên liệu hiệu suất cao...); phát triển hệ thống năng lượng bền vững và an ninh năng lượng; giảm thiểu tác hại của hoạt động năng lượng tới môi trường và biến đổi khí hậu.
-    Nghiên cứu chế tạo, sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa các quy trình công nghệ, thiết bị, vật liệu, chế phẩm sinh học, nhiên liệu sinh học, ứng dụng giải quyết vấn đề về năng lượng và môi trường trong sản xuất hàng hóa theo quy trình sạch và an toàn.
-    Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng và môi trường.
-    Triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ về năng lượng, môi trường và các lĩnh vực có liên quan theo quy định của pháp luật:
  Lĩnh vực KHCN Năng lượng:
•    Tư vấn, khảo sát, lập quy hoạch; lập và thẩm định báo cáo đầu tư, thiết kế các công trình năng lượng, điện lực và cơ sở hạ tầng có liên quan;
•    Tư vấn, thẩm định, thẩm tra trình độ công nghệ, quy hoạch và đầu tư công trình năng lượng, điện lực, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án về năng lượng;
•    Tư vấn kiểm định chất lượng hàng hóa, sản phẩm trong lĩnh vực năng lượng, điện lực;
•    Tư vấn kiểm toán năng lượng.
Lĩnh vực KHCN Môi trường:
•    Tư vấn, thiết kế kỹ thuật; chuyển giao công nghệ; tư vấn công nghệ và thi công các công trình môi trường rắn, lỏng, khí;
•    Quy hoạch môi trường, đánh giá tác động môi trường;
•    Quan trắc môi trường và đánh giá: Chất lượng môi trường; chất gây ô nhiễm khó phân hủy; hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác trong môi trường;
•    Cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;
•    Cung cấp quy trình công nghệ (sản xuất sản phẩm, dịch vụ...) thân thiện với môi trường;
•    Tư vấn thẩm định thiết bị và công nghệ môi trường;
•    Tư vấn kiểm toán môi trường;
•    Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, xây dựng và thực hiện các chiến lược, chương trình bảo vệ môi trường vùng và quốc gia.
-    Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ năng lượng và môi trường, các lĩnh vực khoa học khác có liên quan.
-    Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ năng lượng, môi trường và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan.
-    Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
-    Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
-    Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.   

CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ

Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường gồm:

-    Phòng Quản lý tổng hợp.
-    Phòng Phân tích chất lượng môi trường.
-    Phòng Phân tích độc chất môi trường.
-    Phòng Công nghệ xử lý chất thải rắn và khí thải.
-    Phòng Công nghệ xử lý nước.
-    Phòng Công nghệ sinh học môi trường.
-    Phòng Nghiên cứu và Phát triển công nghệ thân môi trường.
-    Phòng giải pháp công nghệ cải thiện môi trường.
-    Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ màng.
-    Trung tâm Nghiên cứu phát triển năng lượng bền vững.
-    Trung tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ năng lượng tái tạo.
-    Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Tư vấn phát triển công nghệ năng lượng.
-    Trung tâm Công nghệ môi trường tại TP. Hồ Chí Minh.
-    Trung tâm Công nghệ môi trường tại TP. Đà Nẵng.

 
Tổng số CBVC: 237
- Số biên chế: 66
- Số hợp đồng: 171
- Giáo sư: 02
- Phó Giáo sư: 05
- Tiến sỹ:  27
- Thạc sỹ: 88
- Cử nhân: 111
- Khác: 4
HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

-    Nghiên cứu  khoa học và công nghệ về năng lượng, môi trường và các lĩnh vực có liên quan; Điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên năng lượng và môi trường; đề xuất giải pháp xử lý và phát triển môi trường bền vững; Nghiên cứu chế tạo, sản xuất thử nghiệm và thương maij hóa công trình công nghệ, thiết bị, vật liệu, chế phẩm, nhiên liệu sinh học trong lĩnh vực năng lượng và môi trường.

-    Dịch vụ khoa học và công nghệ: Tư vấn lập quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thẩm tra, giám sát các công trình năng lượng, điện lực, môi trường và cơ sở hạ tầng có liên quan; Tư vấn đánh giá, kiểm định chất lượng hàng hóa, sản phẩm trong lĩnh vực điện lực, năng lượng và môi trường; Cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; Tư vấn chuyển giao công nghệ, kiểm toán năng lượng và môi trường; Đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường; Quan trắc môi trường; Cung cấp quy trình và giải pháp công nghệ sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường; Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ khác liên quan tới lĩnh vực năng lượng và môi trường.

-    Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Viện.

THÀNH TỰU NỔI BẬT

-    Huân chương Lao động hạng nhì của Nước CHXHCN Việt Nam năm 2017;
-    Huân chương Lao động hạng ba của Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013;
-    Bằng khen về đóng góp trong Khoa học - Công nghệ của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011
-    Giải thưởng môi trường năm 2011 của Bộ TN&MT;
-    Giải thưởng sáng tạo KH - CN Việt Nam năm 2011;
-    Cúp vàng International Techmart Vietnam 2012;
-    Cúp vàng Môi trường năm 2008;
-    Giấy khen Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam;
-    Cúp vàng Hội chợ TECHMART của Ban tổ chức và của Bộ KH&CN;
-    Tập thể xuất sắc của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam liên tục các năm từ 2006 đến 2016;
-    Bằng khen về việc điều tra tìm nguyên nhân hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền Trung của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016;
-    Bằng khen về việc tìm nguyên nhân sự cố môi trường ở 4 tỉnh Miền Trung của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN năm 2016;
-    Bằng chứng nhận Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019;
-    Công bố công trình khoa học, từ khi thành lập đến nay, Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường đã công bố trên 1,000 công trình trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế.

 
TS. Nguyễn Đình Quang