Dự đoán mưa theo chu kỳ mặt trời
Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu từ năm 1876 tới nay để tìm kiếm sự tương quan giữa chu kỳ mặt trời và lượng mưa ở Australia.
Chỉ số dao động SOI (Southern Oscillation Index) – công cụ cơ bản đế dự báo thay đổi trên mức độ toàn cầu và mô hình đại dương – và sự thay đổi lượng mưa được ghi lại trong thập ký trước tương tự như các thông số trong các năm từ 1914 -1924.
Giáo sư Robert G. V. Baker thuộc Đại học môi trường, Đại học tổng hợp New England, Astralia cho biết: liên quan giữa định hướng từ trường của mặt trời và trái đất, phạm vi ảnh hưởng của bức xạ tia tử ngoại lên Thái Bình Dương, và những thay đổi nhiệt độ trên bề mặt đại dương với mây che phủ, có thể là căn cứ giải thích những thay đổi đáng kể trong SOI theo dao động chu kỳ mặt trời. Nếu chu kỳ mặt trời tiếp tục thể hiện các giá trị liên quan đến mô hình khí hậu, khả năng dự đoán chính xác hơn tới năm 2010 hay xa hơn là hoàn toàn có thể thực hiện được
Mối liên quan SOI-mặt trời được phát hiện gần đây do sự gia tăng các điểm tương đồng trong mối quan hệ giữa chu kỳ mặt trời và khí hậu. Các ứng dụng năng lượng mặt trời cho thấy tiềm năng dự đoán của SOI và sự thay đổi lượng mưa tương ứng.
(theo Physorg)