Kết quả chính của đề tài |
Về khoa học: • Đã thu thập được 934 mẫu tiêu bản thực vật thuộc 539 số hiệu mẫu vật ở 33 hang động thuộc địa bàn 08 tỉnh của miền Bắc Việt Nam (Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa). Trong đó, tỷ lệ trung bình số hiệu mẫu/điểm khảo sát ở các tỉnh phía Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa) có tỷ lệ trung bình số hiệu mẫu/điểm khảo sát cao hơn nhiều so với các tỉnh Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La). • Đã phát hiện và mô tả 3 loài mới cho khoa học (Bredia bullata H.Dai & Ying Li, Primulina crassifolia (Aver. & K.S.Nguyen) T.T.P.Anh, F. Wen & Mich.Möller, Microchiriata minor Z.B.Xin, T.V.Do & F.Wen) và bổ sung 6 loài cho khu hệ thực vật Việt Nam (Spiradiclis baishaiensis X.X.Chen & W.L.Shu, Euchresta tubulosa Dunn, Primulina jingxiensis (Yan Liu, W.B.Xu, H.S.Gao) W.B.Xu, K.F.Chung, Aristolochia austroyunnanensis S.M.Hwang, Henckelia nanxiensis Lei Cai & Z.L.Dao, Brandisia kwangsiensis H.L.Li). • Đã xác định được 337 loài thuộc 142 chi của 63 họ thực vật trong hang động miền Bắc Việt Nam. Trong đó, nhóm Dương xỉ (Pteridophytes) gồm 53 loài (chiếm 15,73%), thuộc 22 chi (chiếm 15,49%), và 14 họ (chiếm 22,22%); nhóm Hạt kín (Angiospermae) đa dạng hơn với 284 loài (chiếm 84,27%), thuộc 120 chi (chiếm 84,51%) của 49 họ (chiếm 77,78%). Đã thiết lập phổ dạng sống của hệ thực vật ở hang động miền Bắc Việt Nam như sau: 59,35Ph + 29,38Ch + 5,04Hm + 5,34Cr + 0,9Th. Trong đó, phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên (Ph) ở khu hệ thực vật nghiên cứu như sau: 0,3Mg + 9,5Mi + 17,8Na + 6,82Ep + 10,38Lp + 14,54Hp. . • Đã xác định 6 yếu tố địa lý thực vật chính của khu hệ thực vật hang động miền Bắc Việt Nam như: Yếu tố toàn thế giới (chiếm 0,9%), yếu tố liên nhiệt đới (chiếm 1,2%), yếu tố cổ nhiệt đới (chiếm 7,1%), yếu tố nhiệt đới châu Á (chiếm 21,7%), yếu tố đặc hữu Đông Dương (chiếm 2,7%), Yếu tố đặc hữu Việt Nam (chiếm 11,9%). • Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thành phần loài thực vật đã có sự thay đổi theo chiều hướng giảm rõ rệt, từ miệng hang đến phần giữa hang và tỷ lệ tái sinh thấp, giảm dần từ phần miệng hang đến vùng ánh sáng yếu, phụ thuộc vào đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình và đặc điểm sinh học của loài. • Đã xác định được 25 loài nằm trong Danh lục Đỏ của IUCN (2023), với 1 loài ở cấp EN, 3 loài ở cấp VU, 19 loài ở cấp LC, và 2 loài ở cấp DD; 4 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam (2007), với 1 loài ở cấp EN, 3 loài ở cấp VU; 5 loài được liệt kê trong NĐ84/2021/NĐ-CP (Phụ lục II). Đồng thời chúng tôi đã đánh giá hiện trạng bảo tồn cho 6 loài thực vật trong hang động mới được mô tả gần đây. • Đã xác định được 221 loài có giá trị sử dụng, trong đó có 107 loài sử dụng làm cảnh (chiếm 31,75%), 82 loài sử dụng làm thuốc (chiếm 24,33%), 40 loài là nguồn gen quý hiếm (chiếm 11,87%), 15 loài sử dụng lấy gỗ củi (chiếm 4,45%), 14 loài làm lương thực, thực phẩm (chiếm 4,15%), 4 loài sử dụng làm dây buộc (chiếm 1,19%). • Đã xây dựng dữ cơ sở dữ liệu hình thái, sinh thái cho 337 loài thực vật đã được ghi nhận trong các hang động bao gồm các trường dữ liệu cơ bản và xây dựng dữ liệu phân tử cho 25 loài thực vật hang động đặc hữu hay các loài mới được phát hiện và mô tả từ Việt Nam dựa trên trình tự nucleotide của 01 vùng gen nhân (ITS) và 04 vùng gen lục lạp (trnK-matK-psbA, matK, trnL-trnF, rbcL). • Công bố 06 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục SCI-E (02 bài trên PhytoKeys; 01 bài trên tạp chí Plant Diversity; 01 bài trên Annales Botanici Fennici; 01 bài trên Acta Phytotaxonomica et Geobotanica; 01 bài trên Nordic Journal of Botany); 02 bài báo trên tạp chí quốc gia (01 bài trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, ĐHQG Hà Nội; 01 bài trên Tạp chí Sinh học). |
Những đóng góp mới | • Lần đầu tiên xây dựng danh lục 337 loài thuộc 142 chi của 63 họ thực vật trong hang động miền Bắc Việt Nam. Trong đó đã phát hiện và mô tả 3 loài mới cho khoa học thế giới và bổ sung 6 loài cho khu hệ thực vật Việt Nam. • Lần đầu tiên đánh giá hiện trạng bảo tồn cho một số loài thực vật hang động mới được mô tả trên cơ sở khung phân hạng và tiêu chuẩn đánh giá của IUCN. • Lần đầu tiên phân tích và giải trình tự nucleotide của 01 vùng gen nhân (ITS) và 04 vùng gen lục lạp (trnK-matK-psbA, matK, trnL-trnF, rbcL) của một số loài thực vật hang động mới được mô tả và loài đặc hữu. *** Sản phẩm cụ thể giao nộp: - Các bài báo đã công bố (liệt kê): *) Tạp chí thuộc Danh mục SCI-E 1. Jin-Hong Dai, Shi-Yue Nong, Xi-Bin Guo, Truong VanDo, Yan Liu, Ren-Chao Zhou, Ying Liu. 2022. Three new species of Bredia (Sonerileae, Melastomataceae) from the Sino-Vietnamese border area. PhytoKeys 195: 107–125. 2. Zi-Bing Xin, Rui-Feng Li, Stephen Maciejewski, Long-Fei Fu, Truong Van Do, Fang Wen. 2022. Microchirita minor (Gesneriaceae), a new species from north-western Vietnam. PhytoKeys 215: 65–71 3. Truong Van Do & Long Ke Phan. 2022. Complemented description of Ardisia phankelociana (Primulaceae). Annales Botanici Fennici 59(1): 153–157. 4. Tran Thi Phuong Anh, Leonid V. Averyanov, Michael Möller, Tatiana V. Maisak, Khang Sinh Nguyen, Bui Hong Quang, Truong Van Do, Rui Feng Li and Fang Wen. 2022. One transfer to Primulina (Gesneriaceae) and amended descriptions for P. crassifolia and P. quanbaensis from northern Vietnam. Nordic Journal of Botany 2022(5): e03455. 5. Truong Van Do, Ngan Thi Lu. 2022. New Records of Spiradiclis (Rubiaceae) and Euchresta (Fabaceae) for the Flora of Vietnam. Acta Phytotaxonomica et Geobotanica 73 (3): 227–232. 6. Zhe Chen, Zhuo Zhou, Ze-Min Guo, Truong Van Do, Hang Sun, Yang Niu. 2023. Historical development of karst evergreen broadleaved forests in East Asia has shaped the evolution of a hemiparasitic genus Brandisia (Orobanchaceae). Plant Diversity, https://doi.org/10.1016/j.pld.2023.03.005 *) Tạp chí Quốc gia 7. Nguyen Thi To Uyen, Nguyen Trung Thanh, Wen Fang, Do Van Truong. 2022. Primulina jingxiensis, a New Record and Confirmation of Loxostigma dongxingensis for the Flora of Vietnam. VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, 38(4): 50–55. https://doi.org/10.25073/2588-1140/vnunst.5089 8. Pham Van The, Trinh Ngoc Bon, Le Thi Thanh Huong, Do Van Truong. 2023. Aristolochia austroyunnanensis S.M.Hwang, a new record for the flora of Vietnam. Academy Journal of Biology 45(2): 71-79. - Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ): • 552 mẫu tiêu bản của 317 loài thực vật hang động được lưu trữ tại Phòng tiêu bản thực vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN); • Bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) của 337 loài thực vật hang động được lưu giữ tại Trung tâm Nghiên cứu KHSS, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. |