Thông tin Đề tài

Tên đề tài Các hợp chất có hoạt tính chống động vật nguyên sinh từ nọc độc động vật và thực vật của Việt Nam và Nga
Mã số đề tài QTRU01.15/21-22
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng
Cơ quan phối hợp Viện Sinh hóa hữu cơ mang tên Shemyakin&Ovchinikov, Matxcơva, Viện Hàn lâm Khoa học Nga
Thuộc Danh mục đề tài Quỹ Nghiên cứu Cơ bản Nga
Họ và tên PGS.TS. Lê Tiến Dũng và GS.TSKH.Utkin Yuri Nikolaevic
Thời gian thực hiện 01/05/2021 - 31/05/2023
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu tác động của các nọc độc động vật và thực vật ở Việt Nam và ở Nga đối với động vật nguyên sinh. Phân lập và xác định cấu trúc của một số hợp chất độc với động vật nguyên sinh.

Kết quả chính của đề tài

-    Đã thu thập nọc của 10 loại rắn và 1 loại bò cạp phân bố ở Việt Nam và Nga. Đã tiến hành khảo sát hoạt tính kháng động vật nguyên sinh của các loại nọc này. Kết quả cho thấy có 4 loại thuộc họ rắn hổ (Elapidae) và 3 loại thuộc họ rắn lục (Viperidae) có hoạt tính chống động vật nguyên sinh.
-    Đã thu thập 15 loại thực vật phân bố ở Việt Nam và Nga. Đã tiến hành thu cao của các cây này và khảo sát hoạt tính kháng động vật nguyên sinh của chúng. Kết quả cho thấy có 9 loại thực vật mới có hoạt tính chống động vật nguyên sinh.
-    Đã xác định nọc rắn cạp nia (Bungarus multicinctus) có hoạt tính kháng động vật nguyên sinh tương đối cao. Từ nọc này, cùng với phía Nga chúng tôi đã phân lập được hợp chất có hoạt tính kháng động vật nguyên sinh. Hợp chất này được xác định cấu trúc và nó là β-bungarotoxin (β-Bgt) .
-    Đã phân lập được 5 hợp chất sạch từ cây Cam thảo nam và xác định cấu trúc của chúng. Khảo sát hoạt tính kháng động vật nguyên sinh của 3 hợp chất trong số đó cho thấy một hợp chất có hoạt tính kháng động vật nguyên sinh loại trung bình, đó là chất Ferruginoside C.
-    Đã cùng phía Nga xử lý số liệu, viết và đăng 2 bài báo trên tạp chí Nga và 1 bài trên tạp chí quốc tế.

Những đóng góp mới

Lần đầu tiên đã xác định hoạt tính kháng động vật nguyên sinh trong một số nọc độc động vật và cây dược liệu của Việt Nam và Nga. Lần đầu tiên đã phân lập và xác định cấu trúc của hợp chất có hoạt tính kháng động vật nguyên sinh từ nọc rắn cạp nia (Bungarus multicinctus), nó là β-bungarotoxin (β-Bgt). Lần đầu tiên đã phân lập và xác định cấu trúc của hợp chất có hoạt tính kháng động vật nguyên sinh từ cây cam thảo nam (Scoparia dulcis), đó là chất Ferruginoside C.
Những kết quả thu được của nhiệm vụ này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính chống động vật nguyên sinh để chế tạo các loại thuốc mới của y dược.

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:
- Các bài báo đã công bố:
1. E. G. Cheremnykh, A. V. Osipov , V. G. Starkov , Nguyen Thi Thuy Trang , Nguyen Cuu Khoa, Hoang Ngoc Anh, Le Tien Dung, V. I. Tsetlin , and Yu. N. Utkin. Comparative Study of the Effect of Snake Venoms on the Growth of Ciliates Tetrahymena pyriformis: Identification of Venoms with High Antiprotozoal Activity. Doklady Rossiiskoi Akademii Nauk. Nauki o Zhizni, Vol. 503, pp. 197–202, 2022.
2.  E. G. Cheremnykh, A. V. Osipov, V. G. Starkov, Nguyen Thi Thuy Trang, Nguyen Cuu Khoa, Hoang Ngoc Anh, Le Tien Dung, V. I. Tsetlinb , and Yu. N. Utkin. New Plant Species Showing Antiprotozoian Activity. Doklady Rossiiskoi Akademii Nauk. Nauki o Zhizni, Vol. 508, pp. 84–90, 2023.
3. Alexey V. Osipov, Elena G. Cheremnykh, Rustam H. Ziganshin, Vladislav G. Starkov, Trang Thuy Thi Nguyen, Khoa Cuu Nguyen, Dung Tien Le, Anh Ngoc Hoang, Victor I. Tsetlin and Yuri N. Utkin. The Potassium Channel Blocker β-Bungarotoxin from the Krait Bungarus multicinctus Venom Manifests Antiprotozoal Activity. Biomedicines, Vol.11, pp.1115. https://doi.org/10.3390/biomedicines1104111, 2023 (SCI-E).
- Đào tạo: Đang góp phần đào tạo một tiến sỹ Hóa học

 

Kiến nghị

Kiến nghị: Tiếp tục hợp tác với Viện Hàn lâm KH Nga trong việc nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính chống động vật nguyên sinh từ nọc độc động vật và thực vật của Việt Nam và Nga. Đây là một lĩnh mới của Việt Nam và Nga, các động vật có nọc và các cây dược liệu rất phong phú ở Việt Nam nhưng không nhiều ở Nga. Những dược liệu này được ứng dụng trong y học dân gian, nhưng chúng chưa được nghiên cứu điều chế các thuốc điều trị các bệnh do các động vật nguyên sinh gây ra. Vì vậy hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính chống động vật nguyên sinh trong nguồn dược liệu của Việt Nam và Nga sẽ thu được nhiều kết quả có ích trong y dược của cả Việt Nam và Nga.
Đề xuất: Trên những kết quả thu được chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này là: “Nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính chống động vật nguyên sinh mới từ nọc độc động vật và thực vật của Việt Nam và Nga nhằm điều chế các chế phẩm mới trong y dược.”

Ảnh nổi bật đề tài
1706777312974-ltdung1.jpg