Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu chế tạo xúc tác sử dụng cho quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ sinh khối
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hoá học
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Khoa học Vật liệu (VAST03)
Họ và tên PGS.TS. Đặng Tuyết Phương
Thời gian thực hiện 01/01/2011 - 01/01/2012
Tổng kinh phí 400.000.000 VNĐ
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu chế tạo xúc tác có các tính năng ưu việt sử dụng trong quá trình điều chế nhiên liệu sinh học từ phế thải nông nghiệp nhằm mục đích thu thập số liệu để định hướng xây dựng pilot sản xuất nhiên liệu sinh học

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:

  •  Đã tìm đựợc điều kiện tối ưu tái sinh FCC thải: nhiệt độ nung 6500C trong 3h, xử lý axit và làm tăng độ axit bằng phương pháp cấy Al.
  •  Đã tìm được điều kiện nhiệt phân thích hợp sử dụng FCC biến tính là: Nhiệt độ 4500C, hàm lượng xúc tác 10%. Với điều kiện này hiệu suất tạo sản phẩm lỏng là 40,15% tương đương 23,61% sản phẩm lỏng hữu cơ.  
  •  So sánh quá trình nhiệt phân có và không xúc tác FCC biến tính cho thấy nhiệt độ nhiệt phân tối ưu là 5500C khi không xúc tác so với 4500C khi sử dụng xúc tác, hiệu suất sản phẩm lỏng cực đạt được tương ứng là 37,60 % so với 40,15 %. Như vậy, việc sử dụng xúc tác không những có thể hạ được nhiệt độ nhiệt phân xuống 1000C mà còn có thể làm tăng được hiệu suất sản phẩm lỏng.
  •  Đề xuất phưong án kết hợp xúc tác mới đa chức năng trên hệ thiết bị hai giai đoạn: sử dụng xúc tác Fe-SBA-15 và điatomit axit trong giai đoạn 1, xúc tác (FCC biến tính + Ni-SBA-15) trong giai đoạn 2. Sản phẩm lỏng hữu cơ có nhiệt trị và hiệu cao hơn so với khi sử dụng xúc tác riêng rẽ.

 Trong đề tài này, SBA-15 được sử dụng làm chất mang phân tán Ni. Theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có công trình nào nghiên cứu xúc tác Ni trên SBA-15, đây là ý tưởng mới và cũng là điểm mới của đề tài.

Về ứng dụng: Hợp tác và tham gia nghiên cứu với Viện dầu khí để thử nghiệm hệ xúc tác mới ở dạng pilot.

Những đóng góp mới
  • Quy trình chế tạo hệ xúc tác mới từ nguồn nguyên liệu Việt Nam với quy mô pilot
  • Xây dựng quy trình công nghệ nâng cao chất lương nhiên liệu sinh học từ nguồn phế thải nông nghiệp (rơm rạ) có sử dụng hợp lý xúc tác nhằm ứng dụng vào thực tế
Địa chỉ ứng dụng

Các vùng trồng lúa và cây lương thực, nhà máy sản xuất và nâng cấp nhiên liệu sinh học