1. Tại các điểm nghiên cứu đã thu được 1350 mẫu thiếu trùng và 907 mẫu trưởng thành bọ xít hút máu của 3 loài thuộc giống Triatoma bao gồm loài T. rubrofasciata (De Geer, 1773), loài T. bouvieri Larrousse, 1924 và loài T. migrans Breddin, 1903. Đã ghi nhận sự có mặt của loài Triatoma rubrofasciata ở 20 tỉnh thành ở Việt Nam, loài Triatoma bouvieri chỉ bắt gặp ở 1 tỉnh và loài Triatoma migrans mới chỉ bắt gặp ở thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội, có 121 điểm (21 quận huyện) ghi nhận sự có mặt của loài T. rubrofasciata và số lượng cá thể của thu được rất thấp ở vùng phụ cận, cao ở vùng nội thành và rất cao ở vùng ngoại thành. Số lượng cá thể thu được ở vùng trong Sông Hồng thấp hơn so với vùng ngoài Sông Hồng và có mức độ bắt gặp lớn nhất từ tháng 6 đến tháng tháng 9 hàng năm. 2. Ở khu dân cư thành thị thì số lần bắp gặp bọ xít hút máu T. rubrofasciata cao hơn rất nhiều so với khu dân cư nông thôn. Số lần bắt gặp ở trong nhà cao hơn rất nhiều ở ngoài nhà. Ở ngoài nhà thì tỷ lệ xuất hiện ở khu gần nhà là cao nhất, tiếp đến là ở khu chuồng gà, khu vườn và khu hành lang, ngoài của sổ, khu nuôi gia cầm và vườn. Ở trong nhà thì bắt gặp bọ xít hút máu ở phòng ngủ là cao nhất chủ yếu ở trên gường ngủ. Số lần bắt gặp loài bọ xít hút máu T. rubrofasciata tấn công người chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 23 giờ đêm tới 3 giờ sáng trong đó tỷ lệ tấn công cao nhất là lúc 1 giờ sáng và lệ này thấp nhất là từ 4-5 giờ sáng. 3. Thiếu trùng loài bọ xít hút máu T. rubrofasciata ở tuổi 3,4 và 5 sau khi nhin đói từ 30-40 ngày được hút máu trở lại thì tỷ lệ sống sót vẫn đạt 48-68%, tỷ lệ lột xác chuyển tuổi 14.07- 40%. Trưởng thành sau khi nhin đói từ 20 ngày được hút máu trở lại thì các hoạt động giao phối và đẻ trứng vẫn diễn ra bình thường. Khả năng sống không hút máu của thiếu trùng tuổi 1 của bọ xít hút máu T. rufrofasciata không phụ thuộc vào số lượng cá thể nuôi và không có sự cạnh tranh khi thiếu thức ở thiếu trùng. Số lần hút máu ảnh hưởng rõ rệt thời gian phát dục của các tuổi thiếu trùng, tuổi càng cao thì số lượng hút máu càng tăng, thiếu trùng không cho hút máu đều không lột xác chuyển tuổi và thiếu trùng tuổi 4 và 5 chỉ lột xác chuyển tuổi khi được hút máu từ 2 lần trở lên. 4. Vòng đời của loài bọ xít hút máu T. rubrofasciata (nhiệt độ: 28.55-30.45 0C; ẩm độ: 71.12-76.20 %) là 373.89 35.62 ngày trong đó giai đoạn trứng 14.32 0.36 ngày, thiếu trùng 323.54 26.18 ngày và giai đoạn tiền đẻ trứng 16.82 1.16 ngày. Điều kiện nuôi trong tủ định ôn (nhiệt độ: 30 0C; ẩm độ: 75 %), vòng đời loài bọ xít hút máu T. rubrofasciata là 327.56 24.86 ngày trong đó ở giai đoạn trứng, thiếu trùng và giai đoạn tiền đẻ trứng là 15.76 ± 0.41, 298.65 18.26 và 13.151.05 ngày. Ở nhiệt độ 300C và ẩm độ 75% thì tỷ lệ gia tăng tự nhiên của bọ xít hút máu T. rufrofasciata là (r) = 0.012, chỉ số giới hạn gia tăng tự nhiên (λ) = 1.01, thời gian của một thế hệ (Tc) = 337.29 ngày và tỷ số nhân một thế hệ (Ro) = 41.93. 5. Ở 2 điều kiện nuôi khác nhau nuôi trong phòng (nhiệt độ: 28.55-30.45 0C; ẩm độ: 71.12-76.20 %) và nuôi trong tủ định ôn (nhiệt độ 300C và ẩm độ 75% ) thì tỷ lệ nở của trứng, thời gian phát dục của trứng, thời gian phát dục của thiếu trùng tuổi 1,2, 4 và tiền đẻ trứng của trưởng thành sai khác nhau không có ý nghĩa. Thời gian phát dục của thiếu trùng tuổi 3 và 5, số lượng trứng đẻ củacá thể cái, thời gian phát dục cả pha thiếu trùng và vòng đời sai khác nhau có ý nghĩa. Trong điều kiện nuôi (nhiệt độ 28.55-30.45 0C, ẩm độ 71.12-76.20 %) với máu của vật chủ chuột bạch thì thời gian phát triển của thiếu trùng sẽ ngắn hơn khi nuôi bằng máu từ vật chủ là gà, tuy nhiên ở tuổi 2 và tuổi 4 thì không có sự sai khác khi cho ăn bằng máu chuột và gà. 6. Ổ bọ xít hút máu có cùng chung một tính chất là tập trung ở gần nơi sinh sống của con người có điều kiện ẩm thấp và là các kho chứa gỗ vụn, củi hoặc các vận dụng bỏ đi khác, đó là nơi có sự trú ngụ hoặc là nơi sống, ngủ của chuột nhà. Tính chất của các ổ này cũng khác nhau thể hiện quần thể bọ xít hút máu đang tập trung phát triển ở giai đoạn trứng và thiếu trùng hoặc đang ở giai đoạn trưởng thành phát tán để tìm kiếm thức ăn phục vụ cho việc sinh sản. 7. Đã ghi nhận 86 lần bọ xít hút máu T. rubrofasciata đã tấn công hút máu người trong đó 63/86 đốt người lớn và 23/86 đốt trẻ em. Trong 61 trường hợp bọ xít đốt người thì có 21/86 trường hợp bị sốt nhẹ đến sốt nặng. Bước đầu phát hiện ký sinh trùng đơn bào (loài trùng roi) thuộc giống Trypanosoma (Trypanosomatidae: Trypanosomatida) sống trong hệ thống tiêu hóa của bọ xít hút máu. Tỷ lệ (%) bọ xít hút máu có ký sinh trùng đơn bào trong hệ thống tiêu hóa ở Hà Nội dao động từ 57,14-90%. |