1. Đã tách chiết thành công các hợp chất thứ cấp từ cây an xoa với dung môi sử dụng trong nghiên cứu là methanol. Bước đầu chiết tách cao tổng với các dung môi hữu cơ có độ phân cực khác nhau nhằm mục đích phân tách các hợp chất thứ cấp. Cao chiết tổng methanol thu được chiếm 5.07 % khối lượng khô ban đầu. Chiết phân lớp với các dung môi có độ phân cực khác nhau, ghi nhận cao chiết Dichloromethane chiếm tỷ lệ cao nhất lên. Tiếp đến là cao chiết n-Hexan và ethyl acetate. 2. Đã phân tích được 20 chất có mặt trong mẫu cao chiết từ cây an xoa nhờ kỹ thuật sắc ký khí ghép nối khối phổ. Tinh sạch được 4 chất chính từ mẫu cao chiết cây an xoa từ dung môi là diclometan, các chất tinh sạch đã được xác nhận lại bằng HPLC. 3. Đã đánh giá được hoạt tính gây độc tế bào của các cao chiết từ cây an xoa. Cao chiết diclomethano có hoạt tính gây độc cao nhất trên các dòng tế bào ung thư gan nghiên cứu. Giá trị ức chế sinh trưởng IC50 ghi nhận IC50 = 150.11±1.78 µg/ml từ cao chiết diclomethano trên dòng tế bào ung thư gan Huh7, trên dong tế bào ung thư HepG2 trị IC50 = 113.11±2.77 µg/ml. Ngoài ra, chất sạch Hexadecanoic acid chất chính trong cao chiết diclomethano cho hoạt tính gây độc tế bào tốt nhất trên các dòng tế bào ung thư nghiên cứu. Giá trị ức chế sinh trưởng 50 % IC50 của Hexadecanoic acid trên các dòng tế bào ung thư gan Hepg2, Chang cell và Huh7 ghi nhận IC50 là 112.01±1.58 µg/ml, 182.28 ±3.18, và 134.64±2.78 µg/ml theo thứ tự. 4. Chất sạch Hexadecanoic acid và cao chiết diclomethan thể hiện hoạt tính ức chế đáng kể sự phục hồi tổn thương (wound healing assay) trên các dòng tế bào ung thư gan như Hepg2, Huh7 và Chang cell. Ngoài ra, chất sạch Hexadecanoic acid cũng thể hiện hoạt tính ức chế sự phục hồi tổn thương cao hơn so với mẫu cao chiết diclomethan trên các dòng tế bào ung thư gan nghiên cứu. 5. Chất sạch Hexadecanoic acid và cao chiết diclomethane cũng ghi nhận làm giảm sự hình thành khuẩn lạc và diện tích khuẩn lạc với các dòng tế bào ung thư gan như Hepg2, Huh7 và Chang cell ở nồng độ xử lý 50 µg/ml chất sạch Hexadecanoic acid với tỷ lệ diện tích khuẩn lạc hình thành của tế bào là 53.88, 59.78 và 65.60 theo thứ tự. Đồng thời chất sạch cũng cho hiệu quả ức chế cao hơn cao chiết thô diclomethane. 6. Hoạt tính ức chế sự di căn xâm lấn (migration and invasion assay) trên các dòng tế bào ung thư gan cũng được ghi nhận khi xử lý chất sạch Hexadecanoic acid và cao chiết diclomethan. Số lượng tế bào xâm lấn khi xử lý với Hexadecanoic acid ở nồng độ 50 µg/ml ở các dòng tế ung thư gan Hepg2, Huh7 và Chang cell được ghi nhận là 53.88, 67.23 và 70.42 theo thứ tự, khi so sánh với nhóm đối chứng. Chất sạch Hexadecanoic acid cho có khả năng ức chế sự di căn xâm lấn cao hơn so với mẫu cao chiết diclomethan. 7. Sự biểu hiện của một số gen kiểm soát sự di căn xấm lấn tế bào như Snail, Slug, Twist, Zeb, và E-Cadherin giảm đáng kể khi xử lý chất sạch Hexadecanoic acid và cao chiết diclomethane, và thể hiện sự phụ thuộc vào nồng độ xử lý ở cả mức độ mRNA và protein. Ngược lại, chất sạch Hexadecanoic acid và cao chiết diclomethane giúp tăng cường biểu hiện protein N-Cadherin ở cả mức độ mRNA và protein. |