Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu kiểm soát nấm gây bệnh thối đầu cành (Alternaria Spp.) trên cây Thanh long (Hylocereus undatus) ở Bình Thuận bằng vi khuẩn nội sinh
Mã số đề tài GUST.STS.ĐT 2020-SH05
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Học viện Khoa học và Công nghệ
Thuộc Danh mục đề tài Chương trình sau tiến sỹ tạo nguồn lực khoa học công nghệ cho Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên TS. Đỗ Quang Trung
Thời gian thực hiện 01/06/2020 - 30/06/2022
Tổng kinh phí 300 triệu, nhận học bổng 4,5 triệu/tháng trong 24 tháng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu chung
Nghiên cứu được cơ sở khoa học kiểm soát  nấm gây bệnh thối ngọn cành (Alternaria sp.) trên cây thanh long nhờ ứng dụng vi khuẩn nội sinh.
Mục tiêu cụ thể
- Phân lập, định danh và phân loại được tối thiểu 05 chủng vi khuẩn nội sinh từ cây thanh long và một số loài cỏ bản địa có tiềm năng chống bệnh thối ngọn cành trên cây thanh long tại tỉnh Bình Thuận.
- Đánh giá được tác động ức chế nấm Alternaria sp., tác nhân gây bệnh thối ngọn cành trên cây thanh long, bằng các loài vi khuẩn nội sinh phân lập được trong điều kiện trong phòng thí nghiệm.
- Đánh giá được khả năng kích thích tăng trưởng cây thanh long của các chủng vi khuẩn nội sinh được phân lập trong điều kiện vườn ươm tại tỉnh Bình Thuận.

 

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
+ Xác định và định danh tác nhân gây bệnh thối ngọn cành trên cây thanh long là chủng nấm Alternaria alternata strain YZU
+ Phân lập được 150 VKNS từ các mẫu thực vật và có 36 chủng VKNS có khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh thối ngọn cành. Trong đó có 15 chủng VKNS có đường kính vùng kháng nấm từ 11-20 mm được lựa chọn cho các thí nghiệm tiếp theo. Từ kết quả thí nghiệm với dịch nuôi vi khuẩn, đã chọn được 6/36 chủng có khả năng sinh chất kháng nấm A. alternata chiếm tỉ lệ 16,67%.  
Kết quả phân tích trình tự DNA đoạn gen 16S rDNA của 15 chủng VKNS cho thấy chúng thuộc về 3 nhóm:  Curtobacterium flaccumfaciens, Bacillus và Pseudomonas. Trình tự DNA đoạn gen 16S rDNA của 15 chủng VKNS đã được lưu trữ trên ngân hàng gen với mã số từ ON352656 đến ON352670.
Kết quả phân tích hóa sinh cũng cho thấy 15 chủng này thể hiện các khả năng kích thích sinh trưởng thực vật như tổng hợp IAA, hòa tan lân khó tiêu, cố định đạm, sinh enzyme ngoại bào.
+ Nhiệt độ và sự phối hợp (tỷ lệ 1:1) có ảnh hưởng rõ nét đến khả năng ức chế sinh học của các chủng VKNS
+ Các VKNS được lựa chọn có khả năng kích thích sinh trưởng thực vật ở các mức độ khác nhau trong điều kiện in vitro và in vivo.
+ Các VKNS được lựa chọn có khả năng kích thích sinh trưởng thực vật trong điều kiện vườn ươm

Sản phẩm của đề tài:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê)
+ Do Quang Trung, Luu The Anh, Nguyen Thi Thu Hang, Dinh Mai Van, Pham Bich Ngoc 2022, “Screening of Endophytic Bacteria isolated from weed plant to Biocontrol Stem rot Disease on Pitaya (Hylocereus undatus)”, Brazilian Archives of Biology and Technology 65: e22200749. https://doi.org/10.1590/1678-4324-2022200749.
+ Đỗ Quang Trung, Lưu Thế Anh, Đinh Mai Vân, Pham Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thu Hằng “Biocontrol of Alternaria alternata YZU, a causal of stem end rot disease on pitaya, by soil phosphate solubilizing bacteria”. Tạp chí Khoa học Đại học Huế (Accepted).

Những đóng góp mới

- Đã phân lập, định danh và xác định được 15 loài vi khuẩn nội sinh có khả năng ức chế mạnh chủng nấm gây bệnh thối ngọn cành trên cây thanh long.
- Đã đánh giá được khả năng kích thích tăng trưởng thực vật trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài vườn ươm.

Ảnh nổi bật đề tài
1673513112979-194.png