Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng bệnh thán thư trên cây vải tại tỉnh Bắc Giang
Mã số đề tài UDNGDP.06/19-20
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Trung tâm Phát triển công nghệ cao
Cơ quan phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài hợp tác với các ngành và địa phương
Họ và tên GS.TS. Trần Đại Lâm
Thời gian thực hiện 01/01/2019 - 31/12/2021
Tổng kinh phí 1.400 triệu đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu công nghệ bào chế chế phẩm nano thảo mộc và ứng dụng thành công chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bênh thán thư có hiệu quả trên cây vải tại tỉnh Bắc Giang.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
- Đã khảo sát và lựa chọn dầu nghệ là nguyên liệu chính để bào chế chế phẩm nano thảo mộc có hiệu quả phòng trừ nấm gây bệnh thán thư trên cây vải.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chiết cao nghệ, kết quả đã lựa chọn được dung môi etyl axetat là dung môi chiết, nhiệt độ chiết tối ưu là 77°C, thời gian chiết tối ưu là 12h và tỉ lệ dung môi/ nguyên liệu (mL/g) tối ưu là 5/1 tới 7/1.
- Bằng phương pháp GC-MS xác định lượng hoạt chất ar-Turmerone và các turmerone khác trong mẫu dầu nghệ đạt 83,66%, trong đó có 45,36% ar-turmerone, 26,53% β-turmerone (curlone) và 11,77% α -turmerone.
- Xây dựng thành công công thức bào chế chế phẩm BVTV tổng hợp chứa các nhựa dầu nghệ từ củ nghệ vàng có hiệu quả phòng trừ nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây vải.
- Điều tra thực trạng sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây vải tại 2 huyện Tân Yên và Lục Ngạn cho thấy có 85% nông hộ được phỏng vấn có sử dụng thuốc BVTV để khống chế sâu bệnh. Trong đó loại thuốc BVTV hóa học 87,4% được nông dân chọn lựa sử dụng nhiều hơn thuốc BVTV sinh học 13,6%.
- Đã đánh giá được hiệu lực của chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn. Tại Tân Yên: sau 3 lần phun tỷ lệ bệnh đạt 1,61%, CSB đạt 0,34% và hiệu lực phòng trừ chỉ số bệnh thán thư của chế phẩm cao nhất đạt 82,4 % tương ứng với nồng độ 1%. Tại Lục Ngạn: sau 3 lần phun tỷ lệ bệnh đạt 1,58%, CSB đạt 0,35% và hiệu lực phòng trừ chỉ số bệnh thán thư của chế phẩm cao nhất đạt 84,6 % tương ứng với nồng độ 1%.
- Xây dựng thành công 01 quy trình công nghệ phù hợp để sản xuất chế phẩm nano thảo mộc từ nhựa dầu nghệ của củ nghệ vàng Curcuma longa L. ở quy mô pilot (50 kg/mẻ).
- Xây dựng 01 hồ sơ TCCS cho chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải.
- Công bố 03 bài báo (01 bài báo quốc tế, 02 bài báo trong nước), đăng ký 01 giải pháp hữu ích (có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ) và đào tạo 01 thạc sĩ chuyên ngành Sinh học.
Về ứng dụng:
- Đã xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) với tổng quy mô 4 ha trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn, Qua theo dõi mô hình thấy rằng cây vải có các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển bình thường trước và sau khi xử lý chế phẩm. Tại Phúc Hòa, Tân Yên: Hiệu lực của chế phẩm nano ở nồng độ 1,0% trên cây vải sớm đạt hiệu lực phòng trừ từ 88,49-89,36%, CSB 0,35-0,38% và TLB 1,73-1,89%. Tại Trù Hựu, Lục Ngạn: Hiệu lực của chế phẩm nano ở nồng độ 1,0% trên cây vải sớm đạt hiệu lực phòng trừ 86,18%, CSB 0,49% và TLB 2,37%. Hiệu lực phòng trừ trong mô hình là vượt trội so với mức hiệu lực đã đăng ký trừ ≥ 50%. Bên cạnh đó thử nghiệm cho thấy giúp tăng chất lượng quả vải, năng suất tăng so với đối chứng từ 11.5-13.2% đối với vải sơm tại Tân Yên và 14.1% đối với cây vải chính vụ tại Lục Ngạn. Hiệu quả kinh tế tăng từ 30-40 triệu đồng/ha.
- Đã tổ chức 5 lớp tập huấn cho 250 người dân về kỹ thuật sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) tại các vùng trồng vải ở Tân Yên và Lục Ngạn.
- Đã tổ chức thành công 02 Hội thảo khoa học tại huyện Tân Yên và huyện Lục Ngạn. Trong đó đã phổ biến các kết quả thử nghiệm và quy trình phòng trừ bệnh trên cây vải khi sử dụng chế phẩm mới.

Sản phẩm của đề tài:

- Các bài báo đã công bố:
+ Curcumin-removed turmeric oleoresin nano-emulsion as a novel botanical fungicide to control anthracnose (Colletotrichum gloeosporioides) in litchi. Green Processing and Synthesis,10, 729-741 (2021).
+ Thành phần hóa học và hoạt tính in vitro kháng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây trồng của dầu nghệ (Curcuma longa L.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 63 (6),2021.
+ Thuốc bảo vệ thực vật sinh học tại việt nam giai đoạn 2009 - 2019: hiện trạng nghiên cứu và triển vọng phát triển. Tạp chí Bảo vệ thực vật , số 5(292), 2020.
- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích:
+ 01 đăng kí giải pháp hữu ích: “Quy trình sản xuất chế phẩm nano tinh dầu nghệ  kháng nấm” đã được cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ theo Quyết định số 19034w/QĐ-SHTT ngày 17/12/2020.
- Các sản phẩm cụ thể:
+ 50 lít Chế phẩm dạng lỏng nano thảo mộc từ cao chiết có hiệu quả kháng nấm Collectotrichum spp. gây bệnh thán thư vải. Chế phẩm dạng lỏng, sánh, màu nâu đậm, có mùi đặc trưng. Kích thước hạt 90 -250 nm.

- Các sản phẩm khác:
+ Quy trình công nghệ bào chế chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) 50L/mẻ
+ Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm  nano thảo mộc (từ củ nghệ) trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải thiếu chính vụ tại huyện Lục Ngạn.
+ Bộ TCCS cho chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải.
+ Mô hình sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) với quy mô 4ha trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn, hiệu quả phòng trừ bện tối thiểu 50%.
+ Báo cáo kết quả thử nghiệm hiệu lực của chế phẩm phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn.
+ Kết quả phân tích đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng quả vải.
+ Các chuyên đề nghiên cứu (04 chuyên đề).
+ Tập huấn cho 250 lượt người dân về kỹ thuật sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ).
+ Kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học về hiệu quả của chế phẩm nano thảo mộc trong việc phòng và điều trị bệnh thán thư.
+ Báo cáo tổng kết đề tài.
+ Đã đào tạo 01 thạc sĩ các chuyên ngành Công nghệ sinh học.

Những đóng góp mới

Đề tài đã xây dựng thành công một công thức nano thảo mộc từ củ nghệ vàng có tác dụng phòng trừ thán thư trên cây vải, tạo ra một sản phẩm có giá trị về mặt nghiên cứu cũng như thực tiễn trong phòng trừ bệnh cây.

Địa chỉ ứng dụng

Đã tiến hành thử nghiệm chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và trên cây vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Kiến nghị

Nhóm nghiên cứu kiến nghị được tiếp tục triển khai ở quy mô lớn hơn, hoàn thiện các nội dung và triển khai theo hướng dự án sản xuất, tại ra lượng lướng chế phẩm để tiếp tục thử nghiệm chế phẩm nano thảo mộc với bệnh thán thư trên vải ở quy mô lớn hơn, lặp lại nhiều lần thử nghiệm, tại các địa phương chuyên canh khác nhau nhằm thu được kết quả ổn định hơn nữa về chất lượng sản phẩm và hạ thấp giá giá thành sản phẩm.

Ảnh nổi bật đề tài
1671507696418-178.png