Thông tin Đề tài

Tên đề tài Phát triển phương pháp profiling cho một số đối tượng thực phẩm từ thực vật Việt Nam
Mã số đề tài TĐNDTP.01/19-21
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài, dự án trọng điểm cấp Viện HLKHCNVN
Họ và tên PGS. TS. Nguyễn Quang Trung
Thời gian thực hiện 01/01/2019 - 31/12/2021
Tổng kinh phí 11.000 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

-  Xây dựng được bộ dữ liệu profiling của một số đối tượng thực phẩm có nguồn gốc thực vật Việt Nam phục vụ nhận dạng và xác định thực phẩm giả, kém chất lượng.
-  Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lưu trữ và quản lý thông tin về thực phẩm

Kết quả chính của đề tài

-    Về khoa học:
•    Bộ 9 quy trình phân tích thành phần dinh dưỡng trong ngũ cốc và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc bao gồm các chỉ tiêu: protein, lipid, glucid, độ tro, kim loại, vitamin, isoflavon, axit béo và một số dạng kim loại (cơ thủy ngân, cơ asen, cơ thiếc…)
•    Bộ hồ sơ thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm chế biến bao gồm: Cao râu ngô, ngô chiên, lá chùm ngây và ngó xuân.
•    Phân biệt được chủng loại và nguồn gốc địa lý của đậu tương và ngô qua việc sử dụng các phương pháp hóa tin (Chemometrics)/kỹ thuật thống kê đa biến (Multivariate Statistic).
+ So với Phân tích cụm thứ cấp (HCA), Phân tích thành phần chính (PCA) và Phân tích phân biệt tuyến tính (LDA) là hai mô hình thống kê đa biến có hiệu quả hơn khi áp dụng xử lý dữ liệu của các thiết bị phân tích.
+ Dựa trên nền dữ liệu thu được từ các kỹ thuật phân tích thông dụng như FTIR, ICP-MS và GC-MS, phương pháp thống kê đa biến đã phân biệt được tới cấp huyện, cũng là khu vực địa lý nhỏ nhất mà các phương pháp truy xuất nguồn gốc thực hiện được
+ Đặc biệt, với tính ổn định của thiết bị ICP/MS, thông qua công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu Weka, độ chính xác của các phương pháp thống kê đa biến đã được đánh giá và đều đạt trên 95%.
-     Về ứng dụng: Xây dựng được ứng dụng tra cứu nguồn gốc thực phẩm trên thiết bị di động thông minh (Orichain), có nền tàng dựa trên cơ sở dữ liệu hóa học, công nghệ Chuỗi khối (Block Chain) và thuật toán Học máy (Machine learning).

Sản phẩm của đề tài:

- Các bài báo đã công bố:

Tạp chí Quốc tế thuộc danh mục SCIE:

1. Trung NQ*, Minh BQ, Minh TN. Rapid Identification of Geographical Origin of Commercial Soybean Marketed in Vietnam by ICP-MS. J. Anal. Methods Chem. 2021, 2021: 5583860. https://doi.org/10.1155/2021/5583860.

2. Trung NQ*, Giang DH, Minh TN. Multielement Analysis of Pakchoi (Brassica rapa L. ssp. chinen-sis) by ICP-MS and Their Classification according to Different Small Geographical. J. Anal. Methods Chem. 2021, 2021: 8860852. https://doi.org/10.1155/2021/8860852.

Tạp chí trong nước:

1. Trung NQ*, Minh BQ, Anh LV và Minh TN. Ứng dụng quang phổ hồng ngoại (FTIR) kết hợp với phân tích thống kê đa biến trong việc phân loại các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam. TCPT Hóa, Lý và Sinh học. 2021, 26(3A): 12-17.

2. Trung NQ*, Minh BQ, Huyền TTT và Minh TN. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật quang phổ ATR-FTIR và thống kê đa biến nhằm phân loại sản phẩm vừng tại Việt Nam. TCPT Hóa, Lý và Sinh học. 2021, 26(3B): 5-10.

3. Nhân LV*, Tùng NN và Trung NQ. Phân tích đồng thời các chất kích thích sinh trưởng thực vật cytokinin trong rau xanh. Vietnam J. Chem. 2020, 58(6E12): 16-20.

- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ)
+ 9 quy trình phân tích thành phần dinh dưỡng trong ngũ cốc
+ 1 bộ báo cáo về thành phần thực phẩm nghiên cứu (Cao râu ngô, ngô chiên, lá chùm ngây và ngó xuân)
- Các sản phẩm khác (nếu có)
Hỗ trợ đào tạo:
Hỗ trợ đào tạo 01 Thạc Sĩ - chuyên ngành Hóa phân tích
Hỗ trợ đào tạo 01 Tiến Sĩ - chuyên ngành Công nghệ thực phẩm

Những đóng góp mới Ứng dụng tích hợp các phương pháp hóa tin và công nghệ chuỗi khối vào hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Kiến nghị

Để phát triển và ứng dụng phương pháp truy xuất nguồn gốc thực phẩm ứng dụng tích hợp các phương pháp hóa tin và công nghệ chuỗi khối một cách hiệu quả hơn, cần tiếp tục nghiên cứu thêm một số vấn đề sau:
•    Xác minh chuyên sâu ban đầu về kiến thức truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng phương pháp hoá học đối với nhiều loại thực phẩm chế biến và đồ uống.
•    Tách biệt Blockchain và AI trong hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm Orichain, để đảm bảo không bị nhầm lần về dữ liệu giữa các danh mục được thiết lập trên phần mềm

Ảnh nổi bật đề tài
1669108253535-127.png