Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu tạo kít phát hiện nhanh các chủng vi rút gây dịch tả lợn châu phi (African Swine Fever – ASF) tại Việt Nam bằng kỹ thuật multiplex PCR
Mã số đề tài ĐL.04/19-21
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Nghiên cứu hệ gen
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài độc lập cấp Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên PGS.TS. Võ Thị Bích Thủy
Thời gian thực hiện 01/06/2019 - 30/06/2020
Tổng kinh phí 700 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Xây dựng được một phương pháp chẩn đoán nhanh, chính xác, chi phí thấp bằng sinh học phân tử (Multiplex PCR) để xác định được các mẫu lợn dương tính với ASFV; đồng thời định danh được chủng vi rút gây bệnh ASF lưu hành tại Việt Nam.

Kết quả chính của đề tài

- Về khoa học: Đã xây dựng được: 1) Bộ dữ liệu vùng trình tự gen đặc hiệu dùng để phân loại 23 genotype ASFV hiện đang lưu hành trên thế giới; 2) Bộ dữ liệu về trình tự hệ gen đặc hiệu để định genotype ASFV của Việt Nam; 3) Bộ kít Multiplex PCR đặc hiệu cho các chủng ASFV tại Việt Nam.

Những đóng góp mới

Lần đầu tiên ở Việt Nam đã chế tạo thành công bộ sinh phẩm có thể xác định nhanh sự có mặt của ASFV, đồng thời định danh được chủng vi rút gây bệnh ASF hiện đang lưu hành tại các ổ dịch tại Việt Nam. Trong một phản ứng được tích hợp nhiều mồi, enzyme, hỗn hợp dNTP, và buffer, để thực hiện phản ứng PCR chỉ cần cho mẫu DNA tổng số và diH2O vào theo tỷ lệ yêu cầu để khuếch đại trên máy chạy PCR, và đọc kết quả bằng điện di agarose gel. Bộ sinh phẩm đạt tiêu chuẩn ngành về bệnh động vật/ tiêu chuẩn ngành về sản phẩm vaccine và thuốc thú y với phòng thí nghiệm và thực địa của Việt Nam (QCVN 01-187: 2018/BNNPTNT; QCVN 01-03:2009/BNNPTNT; TCVN 8684:2011; Tiêu chuẩn Asean về vắc xin thú y (Asean standards for Animal vaccines). Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài ngắn (1 năm) và nguồn kinh phí hạn hẹp nên đề tài chưa tiến hành khảo kiểm nghiệm độc lập theo Quy định về thử nghiệm, khảo nghiệm và kiểm tra chất lượng thuốc thú y; TCVN XXXX:2018).

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố (liệt kê)
- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê)
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):
+ Bộ dữ liệu trình tự gen ASFV dạng thô và dạng đã xử lý bằng các công cụ tin sinh học (Các số liệu được lưu dưới dạng file FASTA)
+ Bộ mẫu máu, mẫu bệnh phẩm ASFV thu tại các địa phương (300 mẫu được thu từ Ba Vì, Sóc Sơn, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Yên Bái, và Phú Thọ)
+ Bộ mẫu DNA tổng số đã tách chiết, kiểm tra, đạt yêu cầu xét nghiệm sinh học phân tử (300 mẫu)
+ Bộ mồi đặc hiệu để xác định sự có mặt và xác định genotype của ASFV tại Việt Nam (09 mồi)
+ Bộ kít Multiplex PCR đặc hiệu cho các chủng ASFV tại Việt Nam (300 phản ứng)

 

Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu các genotype khác để hoàn chỉnh bộ Kít phát hiện ASFV và xác định genotype. Tiếp tục nghiên cứu để sản xuất vaccin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam.