Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản suất và quy trình sử dụng chế phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản Neo-Polymic phù hợp tại Quảng Trị
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hóa sinh biển
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài hợp tác với các ngành và địa phương
Họ và tên PGS TS Nguyễn Thị Kim Cúc
Thời gian thực hiện 01/01/2013 - 01/01/2014
Tổng kinh phí 650.000.000 đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Có được quy trình công nghệ sản xuất Neo-Polymic phù hợp với điều kiện của tỉnh Quảng Trị và các vùng lân cận.
- Chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm Neo-Polymic cho trung tâm UDTBKHKT Quảng Trị.

Kết quả chính của đề tài

Về Khoa học
- Đã tuyến chọn được 5 chủng vi khuẩn từ bộ sưu tập giống của phòng CNSH, viện HSB và phân lập từ các mẫu bùn, nước các hồ nuôi tôm ở Quảng Trị để sử dụng làm chế phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trong đó có 2 chủng phân hủy hữu cơ QTA12 và QTP1; 2 chủng chuyển hóa nitơ QTa4 và 5NM; 1 chủng có hoạt tính đối kháng Vibrio spp là DK1.
- Bằng phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA, đã định danh được đến loài 5 chủng vi khuẩn tuyển chọn: chủng QTA12 thuộc Bacillus subtilis, chủng QTP1 thuộc Bacillus megaterium, chủng QTa4 thuộc Nitrosomonas europaea, chủng 5NM thuộc Nitrobacter vulgaris, và chủng DK1 thuộc Bacillus subtilis.
- Đã tìm điều kiện lên men chìm thích hợp cho các chủng vi khuẩn tuyển chọn:
+ Vi khuẩn chuyển hóa nitơ: môi trường khoáng cơ sở thay nguồn cacbon bằng NaHCO3, pH 7,5-8,0, nhiệt độ 26oC  2, lắc 200 v/ph
+ Vi khuẩn phân hủy hữu cơ: (i) Vi khuẩn sinh amylase: Môi trường cơ bản, pH trung tính, nhiệt độ 37oC, lắc 200 v/ph. (ii) Vi khuẩn sinh protease: Môi trường có nguồn cacbon là glucose, 35oC, pH trung tính
+ Vi khuẩn đối kháng nguồn bệnh vibriosis: 37oC, pH trung tính, thổi khí 1,5 v/v/min.
- Kết quả kiểm tra hoạt tính đối kháng cho thấy các chủng tuyển chọn không ức chế sinh trưởng lẫn nhau, như vậy có thể sử dụng hỗn hợp các chủng này
- Đã tìm điều kiện lên men rắn thích hợp cho một số chủng vi khuẩn tuyển chọn:
+ Chủng QTP1: cơ chất cám gạo, nguồn cacbon glucose, nguồn nitơ peptone, độ ẩm ban đầu 30% và thời gian nuôi là 72 giờ
+ Chủng QTA12: cơ chất cám gạo, nguồn cacbon glucose, nguồn nitơ cao men, độ ẩm ban đầu 30% và thời gian nuôi là 48 giờ
+ Chủng DK1: cơ chất cám gạo, nguồn cacbon glucose, nguồn nitơ urea, độ ẩm ban đầu 30% và thời gian nuôi là 48 giờ
- Bảo quản các chủng trong túi kẽm giữ độ sống sót và hoạt tính của các chủng tốt hơn so với túi nilon, đến 10 tháng với mật độ 106- 107 CFU/g
- Chế phẩm dạng lỏng và rắn đều không gây độc cho chuột thử nghiệm
Về ứng dụng: Đã thử nghiệm chế phẩm tại 3 cơ sở nuôi tôm tại tỉnh Quảng Trị (Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong) với diện tích một hồ nuôi từ 3500 m2 đến 5000 m2. Kết quả nhận được cho thấy chế phẩm cải thiện chất lượng nước hồ nuôi và làm tăng sản lượng tôm.

Những đóng góp mới

- Đưa ra chế phẩm xử lý nước nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện của Quảng Trị
- Chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm đơn giản, phù hợp với tình hình Quảng Trị cho 3 cán bộ của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHKT Quảng Trị

Sản phẩm đề tài

- Bài báo:
a. Nguyễn Thị Kim Cúc, Nguyễn Mai Anh, Phạm Việt Cường: Sử dụng probiotics trong nuôi trồng thủy sản. Bài tổng quan. TC Nông nghiệp và PT Nông thôn
b. Nguyễn Thị Kim Cúc, Phạm Việt Cường: Screening, identification and bioactive properties of Bacillus spp. isolated from shrimp ponds of Quang Tri province
TC KH và CN
- Bằng sáng chế, giải pháp hữu ích: đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
- Các sản phẩm khác (nếu có): Chế phẩm chưa sử dụng hết hiện đang lưu giữ trong viện Nghiên cứu KH miền Trung (Quảng Trị)

Một số hình ảnh của đề tài:

56.2015nguyenthikimcuc 56.2015nguyenthikimcuc1

56.2015nguyenthikimcuc2 56.2015nguyenthikimcuc3

56.2015nguyenthikimcuc4 56.2015nguyenthikimcuc5

Địa chỉ ứng dụng

các vùng nuôi tôm tại Quảng Trị

Kiến nghị

- Tìm li?u s? d?ng thích h?p cho nuôi tôm v?i các ki?u nuôi khác nhau (thâm canh, bán thâm canh, m?t ?? nuôi…)
- Nhân r?ng mô hình v?i vi?c s? d?ng ch? ph?m Neo-Polymic