Thông tin Đề tài

Tên đề tài Điều tra bổ sung, đánh giá đa dạng thực vật bậc cao có mạch và tìm kiếm các loài thực vật có hoạt tính sinh học tại các đảo Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững.Mã số đề tài: VAST04.09/15-16
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên TS. Nguyễn Thế Cường
Thời gian thực hiện 01/01/2015 - 01/01/2016
Tổng kinh phí 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng)
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

-    Đánh giá hiện trạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch trên các đảo Vịnh Hạ Long nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững.
-    Sàng lọc hoạt tính sinh học của một số loài có tiềm năng và đặc trưng nhằm lựa chọn 01 loài có hoạt tính tốt và phân tích thành phần hóa học.

Kết quả chính của đề tài

- Về khoa học:
+ Đề tài đã thống kê hệ thực vật bậc cao có mạch trên các đảo Vịnh Hạ Long, ghi nhận có 508 loài, 362 chi, 113 họ thuộc 5 ngành thực vật. Có 19 loài thực vật tại các đảo trên Vịnh Hạ Long là các loài cây sống một năm, 31 loài thực vật là cây chồi ẩn, 70 loài cây chồi nửa ẩn, 70 loài cây chồi sát đất, 318 loài cây chồi trên đất. Hệ thực vật trên các đảo Vịnh Hạ Long được cấu thành của 18 yếu tố địa lý, trong đó chịu tác động lớn nhất của Yếu tố nhiệt đới châu Á, tiếp đến là Yếu tố Đông dương, Yếu tố Nam Trung Quốc, Yếu tố Ấn Độ và Yếu tố Việt Nam. Đặc biệt, hệ thực vật Hạ Long mang yếu tố đặc hữu rất cao, có 29 loài thực vật phân bố tại Hạ Long là các loài thực vật đặc hữu Bắc Bộ. Trong số 29 loài thực vật đặc hữu Bắc bộ phân bố tại Hạ Long, có 16 loài là đặc hữu hẹp của khu vực Cát Bà-Hạ Long. Tại Hạ Long có 10 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); 7 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ; 27 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN (Red list of Threatened plants, 2011); 7 loài có tên trong Phụ lục Theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT.
+ Đề tài đã phát hiện 01 loài mới cho khoa học (Munronia petiolata N. T. Cuong, D. T. Hoan & Mabb.) và 01 loài mới cho hệ thực vật Việt Nam (Olea neriifolia H. L. Li) tại Vịnh Hạ Long.
+ Đề tài đã ghi nhận, tại Hạ Long bắt gặp một số kiểu thảm thực vật như Quần xã cây gỗ Đâng - Vẹt dù - Trang; Quần xã cây gỗ nhỏ Mắm biển – Sú; Quần xã cây bụi Tra - Dứa dại; Thảm cây bụi xen cây gỗ trên sườn  và vách đá; Thảm cây bụi thấp trên khu vực đỉnh; Thảm thực vật rừng kín thường xanh trong các thung lũng và Thảm thực vật trong các tùng áng. Căn cứ vào  độ che phủ của thảm thực vật và mức độ phong phủ của tổ hợp thực vật, thảm thực vật trên các đảo ở Vịnh Hạ Long được chia thành 7 khu vực: Khu vực  đảo Hang Trai; Khu vực đảo Đầu Bê; Khu vực  đảo Cống Đỏ; Khu vực đảo Vạn Gió; Khu vực đảo Cổ Ngựa; Khu vực đảo Hòn Vều (Khu vực Đầu Gỗ); Khu vực đảo Mây Đèn.
+ Đề tài đã thăm dò các loài có hoạt tính sinh học trên Vịnh Hạ Long: Có 3/7 mẫu được thăm dò có biểu hiện hoạt tính chống oxy hoá trên hệ DPPH; và 3/7 mẫu có biểu hiện hoạt tính kháng vi khuẩn E. coli.
+ Đề tài đã tiến hành phân lập và xác định cấu trúc của 07 hợp chất từ loài cây có hoạt tính sinh học tốt – cây Trang (Kandelia candel). Phát hiện ra 01 chất mới được đặt tên là Kandelside.
- Về ứng dụng:
+ Đề tài thống kê về đa dạng về giá trị sử dụng và các loài thực vật bị đe dọa trên Vịnh Hạ Long: Tại Vịnh Hạ Long có 225 loài thực vật, thuộc 78 họ thực vật có giá trị sử dụng xếp vào 11 nhóm công dụng khác nhau. Trong đó, nhiều nhất là nhóm cây có giá trị làm thuốc và có độc với 157 loài
+ Đề tài đã thăm dò các loài có hoạt tính sinh học trên Vịnh Hạ Long. Kết quả có 3/7 mẫu được thăm dò có biểu hiện hoạt tính chống oxy hoá trên hệ DPPH; và 3/7 mẫu có biểu hiện hoạt tính kháng vi khuẩn E. coli. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng các loài thực vật tại Hạ Long tiếp theo.
+ Đề tài đã tìm hiểu các nguyên nhân đe doạ đến tính đa dạng thực vật tại Vịnh Hạ Long bao gồm các nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên và nguyên nhân do con người gây nên như: Khai thác than;  Du lịch và dịch vụ; Tốc độ đô thị hóa tại vùng Vịnh Hạ Long tăng nhanh; Cư dân sống trên Vịnh; Khai thác quá mức nguồn tài nguyên sinh vật tại Vịnh Hạ Long…. Từ đó đề xuất phân vùng nguy cơ đe dọa đối với đa dạng sinh vật nói chung và thực vật nói riêng ở Vịnh Hạ Long. Đề xuất 3 nhóm giải pháp và các hành động trước mắt nhằm pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển tính đa dạng thực vật Vịnh Hạ Long. Đây là cơ sở khoa học cho việc quả lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật trên Vịnh Hạ Long.

ntcuong1

ntcuong2

Những đóng góp mới

+ Lần đầu tiên đưa ra được những số liệu cập nhật nhất về tính đa dạng thành phần loài thực vật trên các đảo thuộc Vịnh Hạ Long.
+ Đã mô tả 01 loài mới cho khoa học và ghi nhận mới 01 loài thực vật cho hệ thực vật Việt Nam.
+ Lần đầu tiên thăm dò các loài có hoạt tính sinh học trên Vịnh Hạ Long và tiến hành phân lập và xác định cấu trúc của 07 hợp chất từ loài cây có hoạt tính sinh học tốt. Đã phát hiện ra 01 chất mới cho khoa học.
+ Đề tài đã xác định các nguyên nhân đe doạ đến tính đa dạng thực vật tại Vịnh Hạ Long. Đề xuất 3 nhóm giải pháp và các hành động trước mắt nhằm bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển tính đa dạng thực vật Vịnh Hạ Long.

Sản phẩm đề tài

-    01 bộ danh lục các loài thực vật trên các đảo Vịnh Hạ Long.
-    01 bộ tiêu bản gồm 211 số hiệu mẫu thực vật, khoảng 650 mẫu tiêu bản của các loài thực vật tại các đảo thuộc Vịnh Hạ Long. Các mẫu tiêu bản đã được xử lý, một số đã được cố định, hiện đang được lưu giữ tại Phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN).
-    01 báo cáo các giải pháp bảo tồn thực vật trên các đảo Vịnh Hạ Long. Bản đồ điểm phân bố 18 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, ưu tiên bảo tồn cấp Quốc gia trên các đảo Vịnh Hạ Long.
-    01 báo cáo về các hoạt chất sinh học của 07 loài thực vật tại Vịnh Hạ Long.
-    01 báo cáo cấu trúc hóa học của 07 hợp chất được phân lập từ 01 đối tượng được lựa chọn (Kandelia candel)
-    Sản phẩm bài báo: Đề tài công bố được 04 bài báo, trong đó 02 bài báo trong các tạp chí thuộc danh mục (SCI-E), 01 bài báo trên tạp chí quốc gia thuộc Hệ thống Tạp chí của Viện Hàn lâm KHCNVN, 01 bài báo trên Hội thảo Quốc gia về Sinh thái & TNSV.
+ N. T. Cuong, D. T. Hoan, D. J. Mabberley (2014). Munronia petiolata (Meliaceae), a new species from Vietnam. Blumea 59: 139 –141. (bài báo ở tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục SCI-E).
+ Le Duc Dat, Nguyen Phuong Thao, Bui Huu Tai, Bui Thi Thuy Luyen, Sohyun Kim, Jung Eun Koo, Young Sang Koh, Nguyen The Cuong, Nguyen Van Thanh, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoai Nam, Phan Van Kiem, Chau Van Minh, Young Ho Kim (2015). Chemical constituents from Kandelia candel with their inhibitory effects on pro-inflammatory cytokines production in LPS-stimulated bone marrow-derived dendritic cells (BMDCs). Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters. Volume 25, Issue 7, 1 April 2015, Pages 1412-1416. (bài báo ở tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục SCI-E).
+ Bùi Hồng Quang, Nguyễn Thế Cường (2015). Ghi nhận mới loài Olea neriifolia H. L. Li (Họ Nhài - Oleaceae) cho hệ thực vật Việt Nam. TẠP CHÍ SINH HỌC 37(2): 151-155. Tạp chí quốc gia thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.
+ Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Hữu Thư, Dương Thị Hoàn, Phạm Lê Minh, Đỗ Minh Hiền (2015). Đa dạng thực vật Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6: 488-492. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Hội thảo quốc gia về Sinh thái & TNSV.
*   Đào tạo: Hỗ trợ đào tạo 01 thạc sĩ.
+ Học viên: Nguyễn Tiến Dũng; tên luận văn: Nghiên cứu thảm thực vật trên một số hòn đảo tại Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh; người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Cường, cơ sở đào tạo: Viện Sinh thái & TNSV; ngày bảo vệ: 28/11/2016.

Địa chỉ ứng dụng

Tại Ban quản lý Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.


*    Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài: Tiếp tục mở rộng điều tra khảo sát đa dạng thực vật trên toàn bộ các đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh bao gồm các đảo khu vực Vịnh Bái Tử Long (Tx. Cẩm Phả); đảo Cái Bầu, tuyến đảo Vân Hải và VQG. Bái Tử Long (huyện đảo Vân Đồn); huyện đảo Cô Tô; đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà) và đảo Vĩnh Thực (huyện Móng Cái).