Thông tin Đề tài

Tên đề tài Áp dụng các mô hình hiện đại nhằm đánh giá, phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại các tác động môi trường của hiện tượng đóng/mở các cửa sông, đầm phá phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường tại dải ven biển Nam Trung bộ (Đà Nẵng – Bình Thuận).
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hải dương học
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ KHCN về bảo vệ môi trường
Họ và tên TS. Lê Đình Mầu
Thời gian thực hiện 01/01/2010 - 01/01/2016
Tổng kinh phí 1.400.000.000 (Một tỉ bốn trăm triệu đồng)
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

1)    Xác định hiện trạng, nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng đóng/mở các cửa sông, đầm phá tại dải ven biển NTB
2)    Đánh giá những tác động môi trường và đề xuất các hướng phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại của hiện tượng đóng/mở các cửa sông, đầm phá phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường tại dải ven biển NTB.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
-    Cung cấp bộ cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, KTXH có liên quan đến hiện tượng đóng/mở các cửa sông, đầm phá tại dải ven biển NTB; Hiện trạng đóng/mở các cửa sông, đầm phá; hiện trạng chất lượng môi trường, sinh thái tại các khu vực có hiện tượng đóng/mở các cửa sông đầm phá trên dải ven biển NTB; các sơ đồ biến động cửa sông/đầm phá;
-    Xác định hiện trạng, nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng đóng/mở các cửa sông, đầm phá tại dải ven biển NTB, đặc biệt hiện tượng đóng/mở cửa tại đầm Ô Loan (Phú Yên);
-    Đánh giá những tác động môi trường của hiện tượng đóng/mở các cửa sông, đầm phá;
-    Đề xuất các hướng phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại của hiện tượng đóng/mở các cửa sông, đầm phá;
-    Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy công tác xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát hiện tượng đóng/mở, bồi lấp các cửa sông, đầm phá làm cơ sở cảnh báo, khuyến cáo người dân, doanh nghiệp có những thích ứng phù hợp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu thiệt hại chưa được quan tâm đúng mức.
Về ứng dụng:
-    Đề xuất các phương án phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do tác động môi trường của hiện tượng đóng/mở, bồi lấp các cửa sông, đầm phá tại dải ven biển NTB.

Những đóng góp mới

Ngoài việc góp phần làm rõ hiện trạng, nguyên nhân, cơ chế, các tác động môi trường của việc đóng/mở cửa sông, đầm phá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại, Nhiệm vụ còn cung cấp các thông tin tương đối toàn diện về điều kiện tự nhiên có liên quan: địa chất, địa mạo, khí tượng, thuỷ văn, động lực, trầm tích, môi trường, tác động của con người trên dải ven biển NTḄ và việc tiếp cận, khai thác và sử dụng các mô hình hiện đại.

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố: Nhiệm vụ đã công bố 03 bài trên tạp chí của Viện Hàn lâm:
1.    Phạm Bá Trung, Lê Đình Mầu, Lê Phước Trình, 2010. Vấn đề bồi lấp ở các cửa biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Tam Quan và Đề Gi (Bình Định) do tác động của các kiểu kè mỏ hàn. Tạp chí KH&CN biển, 2 (Tập 10), tr. 01-13.
2.    Trần Văn Bình, Lê Đình Mầu, 2012. Quá trình xói lở-bồi tụ và hiện trạng đóng-mở cửa tại khu vực đầm Ô Loan (Phú Yên). Tạp chí KH&CN Biển,  3(T.12)/2012, 24-33.
3.    Le Dinh Mau, Nguyen Van Tuan, 2014. Estimation of wave characteristics in East Vietnam Sea using WAM model. Journal of Marine science and Technology. Vol.14, No.3, 2014: 3(T14)/2014, ISSN 1859-3097:212-218.
- Các sản phẩm cụ thể:
1    Bộ cơ sở dữ liệu của nhiệm vụ
2    Các báo cáo chuyên đề
3    Báo cáo tổng hợp   
- Các sản phẩm khác: Hỗ trợ đào tạo cho ThS. Đỗ Như Kiều thuộc chuyên ngành Hải dương học do Trường Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQGPTHCM cấp ngày 30/5/2014; Số ĐK 186-VL/2014.

Địa chỉ ứng dụng

Địa chỉ đã áp dụng, hoặc đề nghị áp dụng: đề nghị áp dụng các giải pháp ổn định cửa sông, đầm phá và khắc phục hậu quả tác động môi trường của hiện tượng đóng/mở các cửa sông đầm phá tại dải ven biển NTB cho các Sở KHCN, TN&MT và NN&PTNT các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Đặc biệt tại khu vực đầm Ô Loan cho Sở KHCN, TN&MT và NN&PTNT tỉnh Phú Yên.


Kiến nghị của chủ nhiệm nhiệm vụ: Những năm gần đây, hầu hết các cửa sông tại khu vực NTB đều tiến hành các dự án nạo vét luồng lạch, khai thác cát nhiễm mặn cho xuất khẩu. Hoạt động này góp phần khai thông luồng lạch, tăng khả năng trao đổi nước, giảm mức độ ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, chúng làm tăng độ muối, tăng năng lượng sóng tác động, làm giảm năng suất cây trồng và cường hóa quá trình xói lở bờ biển, bờ sông… Do vậy, cần tiến hành đề tài đánh giá tác động môi trường của hoạt động khai thác cát nhiễm mặn cho xuất khẩu tại các cửa sông ven biển khu vực NTB.