Tên đề tài |
Điều tra, sàng lọc nguồn tài nguyên dược liệu thực vật tỉnh Lâm Đồng theo định hướng hoạt tính sinh học nhằm phát triển các loài dược liệu có giá trị cao (Mã số: TN3/T14) |
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) |
Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên |
Thuộc Danh mục đề tài |
Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3 |
Họ và tên |
TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan |
Thời gian thực hiện |
01/01/2012 - 01/01/2016 |
Tổng kinh phí |
6.800 triệu đồng |
Xếp loại |
Xuất sắc
|
Mục tiêu đề tài |
Xây dựng được danh mục các loài cây thuốc và các loài thực vật có khả năng làm thuốc ở Lâm Đồng; Đánh giá được hoạt tính sinh học in vitro (gây độc tế bào, chống ô xy hóa và kháng vi sinh vật kiểm định) của các mẫu có triển vọng; Xác định được thành phần hóa học chủ yếu trong một số loài nghiên cứu chọn lọc có hoạt tính sinh học cao, các loài dược liệu có giá trị cao; Tạo ra một số thực phẩm chức năng phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Xây dựng được phương pháp nhân giống, trồng trọt và phương án bảo tồn đối với một số loài có hoạt tính sinh học cao, giá trị dược liệu cao. |
Kết quả chính của đề tài |
Về khoa học: - Đã xây dựng danh mục của 1.003 loài cây thuốc cùng với 3.009 tiêu bản, phát hiện 3 loài mới đối với thế giới.
- Đã tạo 1.003 dịch chiết tổng MeOH, 606 dịch chiết phân đoạn và kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, chống ôxy hóa và gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào ung thư của 202 dịch chiết tổng MeOH của 202 loài chọn lọc. Các kết quả thử hoạt tính cho thấy nhiều loài thực vật của Lâm Đồng có khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiếp tục để làm dược liệu.
- Đã phân lập được 104 hợp chất từ 11 loài cây thuốc: quả ươi, ổ kiến, ổ kiến gai, xáo leo, xoan nhừ, dầu trà beng, trứng cua, gò đồng nách, thảo nam sơn, mạo đài, cồ nốc Trung bộ và công bố 14 hợp chất mới.
- Khảo sát hoạt tính của các chất sạch cho thấy (i) Paramignyol A, Paramignyol B có khả năng ức chế 4 dòng tế bào ung thư ở người là KB, SK-Mel-2, LU-1 MCF7; (ii) 5 hợp chất Paramignyoside A-E có khả năng kháng viêm; và (iii) một số hợp chất khác có hoạt tính chống ôxy hóa, kháng khuẩn và gây độc tế bào.
- Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và sử dụng hiệu quả, bền vững cũng như xây dựng các phương pháp nhân giống, trồng trọt đối với 2 loài Xoan nhừ và Huỳnh đàn Nam Bộ là những loài có hoạt tính.
Về ứng dụng: - Là tài liệu tham khảo và nghiên cứu triển khai các kết quả về đa dạng sinh học, thành phần hóa học và hoạt chất sinh học của một số loài cây thuốc. Góp phần bảo tồn, phát triển bền vững các loài cây thuốc, có giá trị kinh tế ở Tây Nguyên.
- Sản xuất 3 loại thực phẩm chức năng: Trà túi lọc Xáo leo, Trà túi lọc Sâm cau và viên nang Scaphy để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
|
Những đóng góp mới |
- Công bố 3 loài thực vật mới cho khoa học bao gồm: Magnolia lamdongensis, Magnolia tiepii và Schizostachyum langbianense.
- Lần đầu tiên xây dựng bộ tiêu bản đầy đủ nhất về cây thuốc và các loài thực vật có khả năng làm thuốc ở Lâm Đồng phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu khoa học ở Tây Nguyên.
- Lần đầu tiên xây dựng được ngân hàng dịch chiết từ cây thuốc ở Tây Nguyên, là nguồn mẫu quan trọng cho các nghiên cứu khảo sát các hoạt tính sinh học khác nhằm mở rộng khả năng ứng dụng của tài nguyên cây thuốc Lâm Đồng.
- Lần đầu tiên nghiên cứu nghiên cứu về hóa học của 11 loài cây thuốc: quả ươi, ổ kiến, ổ kiến gai, xáo leo, xoan nhừ, dầu trà beng, trứng cua, gò đồng nách, thảo nam sơn, mạo đài, Cồ nốc Trung bộ và Công bố 14 hợp chất mới: Paramignyol A, Paramignyol B, Paramignyoside A, Paramignyoside B, Paramignyoside C, Paramignyoside D, Paramignyoside E, Axillariol A, Axillariol B, Axillariol C, Melochialoid, Scaphiumlignan, Mymecodoide A và Mymecodoide B.
- Lần đầu tiên tạo ra 3 loại thực phẩm chức năng: viên nang Scaphy, trà túi lọc Xáo leo, trà túi lọc Sâm cau dựa trên 3 loài cây thuốc là cây ươi, xáo leo và cồ nốc Trung bộ.
|
Sản phẩm đề tài |
Đã công bố 18 bài báo: 06 bài quốc tế (SCI, SCI-E), 11 bài trong Tạp chí chuyên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ quốc gia, 01 bài trong Hội nghị quốc gia. Các sản phẩm cụ thể: Sản phẩm lưu giữ tại Viện NCKHTN: (1) Bộ mẫu tiêu bản thực vật của 1.003 loài; (2) 1.609 dịch chiết; (3) 104 hợp chất phân lập; (4) 151 Báo cáo chuyên đề; (5) 3 thực phẩm chức năng; (5) Đào tạo: 02 tiến sĩ và 04 cao học; và (6) 05 quyển Báo cáo khoa học. |