Thông tin Đề tài

Tên đề tài Vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3
Họ và tên PGS.TS Phạm Ngọc Thanh
Thời gian thực hiện 01/01/2012 - 01/01/2014
Tổng kinh phí 2.050.000.000 đồng (Hai tỷ không trăm năm mươi triệu đồng chẵn)
Xếp loại Chọn
Mục tiêu đề tài

Tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên từ 1986 đến nay, trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, phát triển y tế; đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cho giai đoạn tiếp theo, tầm nhìn đến năm 2030.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học: i) Hệ thống hóa và bổ sung cập nhật những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên; ii) Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, y tế, từ năm 1986 đến năm 2014; iii) Nghiên cứu, luận giải, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phát triển xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Về ứng dụng: các kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho các cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương (5 tỉnh Tây Nguyên), cho các cơ quan nghiên cứu; đã hướng dẫn các nghiên cứu sinh và học viên cao học hoàn thành nghiên cứu theo hướng của đề tài.

Những đóng góp mới

i) Nghiên cứu cơ bản và thực tiễn về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, y tế, ở Tây Nguyên giúp cho quá trình nhận thức lại vấn đề Tây Nguyên với những đặc thù, biến động mạnh mẽ, với nhiều thách thức, để làm nghiên cứu và hoạch định chính sách một cách hiệu quả hơn; ii) Phương pháp tiếp cận liên ngành, liên vùng, phát triển bền vững là một đóng góp trong nghiên cứu các vấn đề xã hội ở Tây Nguyên; iii) góp phần xây dựng hệ thống lý luận quản lý phát triển xã hội ở vùng và liên vùng với những đặc thù như Tây Nguyên.

Sản phẩm đề tài

Các bài báo đã công bố: Công bố 06 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước.

Các sản phẩm cụ thể:

  • 01 báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài
  • 01 báo cáo tóm tắt
  • 01 bản kiến nghị
  • Các dữ liệu và báo cáo kết quả khảo sát
  • 02 kỷ yếu Hội thảo khoa học được tổ chức tại Hà Nội và Ban Mê Thuột
  • 05 tập báo cáo tọa đàm khoa học ở 5 tỉnh Tây Nguyên
  • Các chuyên đề thuộc các nội dung nghiên cứu

Các sản phẩm khác: Hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh và 3 học viên cao học thuộc hướng nghiên cứu của đề tài.