Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu một số dạng tai biến địa chất điển hình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa chất
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3
Họ và tên TS. NCVCC Nguyễn Xuân Huyên
Thời gian thực hiện 01/01/2011 - 01/01/2015
Tổng kinh phí 5.520.000.000 đ (Năm tỷ năm trăm hai mươi triệu đồng)
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài
  • Đánh giá nguy cơ và mức độ nguy hiểm của một số dạng tai biến địa chất thường xảy ra trên khu vực Tây Nguyên;
  • Đề xuất những giải pháp KH-CN giảm nhẹ thiệt hại do tai biến địa chất gây ra;
  • Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý rủi ro do tai biến địa chất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội Tây Nguyên.
Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:

Đã nghiên cứu đánh giá hiện trạng và quy mô phát triển 4 dạng tai biến: nứt sụt đất (NSĐ), trượt lở đất (TLĐ), lũ quét- lũ bùn đá (LQ-LBĐ)và xói lở bờ sông (XLBS) trên phạm vi toàn khu vực Tây Nguyên và các vùng trọng điểm: nứt sụt đất ở Di Linh (Lâm Đồng), trượt lở đất, lũ quét- lũ bùn đá ở Tu Mơ Rông (Kon Tum), xói lở bờ sông Ba (đoạn chảy qua Yaun Pa);

Làm sáng tỏ nguy cơ NSĐ, TLĐ, LQ-LBĐ và XLBS trên phạm vi toàn khu vực Tây Nguyên và các vùng trọng điểm: NSĐ ở Di Linh (Lâm Đồng), TLĐ, LQ-LBĐ ở Tu Mơ Rông (Kon Tum), XLBS Ba (đoạn chảy qua Yaun Pa);

Đánh giá rủi ro do tai biến NSĐ, TLĐ, LQ-LBĐ và XLBS trên phạm vi toàn khu vực Tây Nguyên và các vùng trọng điểm: NSĐ ở Di Linh (Lâm Đồng), TLĐ, LQ-LBĐ ở Tu Mơ Rông (Kon Tum), XLBS Ba (đoạn chảy qua Yaun Pa) đối với các đối tượng dân cư, giao thông và đất sử dụng;

Đã xác lập các cơ sở khoa học về tai biến địa chất Tây Nguyên; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phòng tránh giảm nhẹ thiên tai; khuyến cáo sử dụng hợp lý đất đai nhằm hạn chế thiệt hại do tai biến; Xây dựng mô hình về quản lý rủi ro TLĐ huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum).

Về ứng dụng:

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã báo cáo tại 3 Hội thảo khoa học hàng năm của Chương trình Tây Nguyên 3; 01 Hội thảo tại TP. Pleiku- tỉnh Gia Lai và 01 Hội thảo tại TP. Đà Lạt- tỉnh Lâm Đồng (có báo cáo đăng trong các Kỷ yếu Hội thảo).

Kết quả của đề tài đã góp phần phòng tránh tai biến: NSĐ, TLĐ ở một số địa bàn thuộc huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng.

Những đóng góp mới

Lần đầu tiên đã tổng hợp nghiên cứu đánh giá hiện trạng, nguy cơ và rủi ro 4 tai biến địa chất điển hình trên khu vực Tây Nguyên và một số vùng trọng điểm; Cơ sở dữ liệu số dưới dạng các bản đồ có thể sử dụng tra cứu, cập nhật bổ sung để theo dõi cảnh báo tai biến địa chất, phục vụ trực tiếp cho công tác phòng tránh giảm nhẹ thiên tai ở Tây Nguyên.

Sản phẩm đề tài

Các bài báo đã công bố (liệt kê): Công bố 4 bài báo khoa học trên Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 01 trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ)

  • Báo cáo tổng kết đề tài TN3/T04 và báo cáo tóm tắt.
  • 08 Bản đồ hiện trạng các tai biến NSĐ, TLĐ, LQ-LBĐ, XLBS tỷ lệ 1/250.000 khu vực Tây Nguyên và tỷ lệ 1/50.000, 1/25.000 (XLBS) vùng trọng điểm; 08 Bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến NSĐ, TLĐ, LQ-LBĐ, XLBS tỷ lệ 1/250.000 khu vực Tây Nguyên và tỷ lệ 1/50.000, 1/25.000 (XLBS) vùng trọng điểm; 08 Bản đồ rủi ro tai biến NSĐ, TLĐ, LQ-LBĐ, XLBS tỷ lệ 1/250.000 khu vực Tây Nguyên và tỷ lệ 1/50.000, 1/25.000 (XLBS) vùng trọng điểm; 01 Bản đồ phân vùng nguy cơ TBĐC tổng hợp khu vực Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000; 01 Bản đồ khuyến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ khu vực Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000.
  • Bộ dữ liệu gồm: 01 Bộ dữ liệu về 4 dạng tai biến và tai biến tổng hợp khu vực Tây Nguyên; 05 Bộ dữ liệu về 4 dạng tai biến và tai biến tổng hợp của 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Địa chỉ ứng dụng

Các tỉnh Tây Nguyên và các vùng trọng điểm đã nêu trên.