Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt - Lào (tỉnh Kontum và Attapeu) phục vụ quy hoạch các khu dân cư và phát triển bền vững
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa lý
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3
Họ và tên TS. Đặng Xuân Phong
Thời gian thực hiện 01/01/2011 - 01/01/2015
Tổng kinh phí 4.300 trđ
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu chung: Ổn định dân cư và phát triển bền vững vùng biên giới Việt Lào.

Mục tiêu cụ thể:

  • Làm rõ các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội hai tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và Attapeu (Lào);
  • Định hướng quy hoạch phát triển các khu dân cư cho bốn huyện biên giới hai tỉnh;
  • Đề xuất các mô hình sinh kế và liên kết phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng biên giới hai tỉnh.
Kết quả chính của đề tài

Các sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả II và III đã đạt được:

Dạng sản phẩm II:

  • Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận, quan điểm đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch các điểm dân cư và phát triển bền vững.
    • Bổ sung hoàn thiện cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển và quy hoạch khu dân cư bền vững, cơ sở lý luận về mô hình kinh tế xuyên biên giới;
    • Phương pháp đánh giá tổng hợp là xác định mức độ thuận lợi của các tổng hợp thể tự nhiên cho các dạng khai thác tài nguyên khác nhau.
  • Kết quả đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường; các nguồn lực nhân văn cho phát triển KT-XH, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường vùng biên giới Việt - Lào bao gồm 2 tỉnh Kon Tum, Attapeu và 4 huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei, Phuvong và Sanxai;
  • Trên cơ sở kết quả phân vùng địa lý tự nhiên, đánh giá mức độ thuận lợi khó khăn, cân đối tiềm năng tự nhiên và nhu cầu phát triển, đề tài đề xuất hai phương án định hướng quy hoạch các khu dân cư trên tuyến biên giới Kon Tum- Attapeu là Khu Văng Tắt và khu Phu Cựa - Phu Nhang với số dân và diện tích quy hoạch tương ứng như sau:
    • Phương án 1
      - Khu Văng Tắt: 2.500 dân
      - Khu Phu Cựa - Phu Nhang: 1.500 dân
    • Phương án 2
      - Khu Văng Tắt: 2.500 dân
      - Thành lập thị trấn cửa khẩu Phu Cựa – Phu Nhang.
  • Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, tham khảo và đánh giá các mô hình sinh kế, mô hình kinh tế liên kết giao lưu xuyên biên giới, v.v… đề tài đã đề xuất xây dựng và phát triển các mô hình sinh kế và mô hình kinh tế như sau:
    • Mô hình sinh kế có triển vọng cho các cộng đồng dân tộc tại các khu qui hoạch dân cư như sản xuất măng tây hữu cơ, dệt truyền thống với thuốc nhuộm tự nhiên, các mô hình chăn nuôi, các mô hình trồng và quản lý rừng và các mô hình liên kết phát triển cộng đồng;
    • Một số mô hình kinh tế ở tầm vĩ mô bao gồm mô hình liên kết kinh tế cửa khẩu giữa hai tỉnh Kon Tum và Attapeu, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp, mô hình liên kết phát triển công nghiệp chế biến lâm, nông sản.
  • Phân tích khả năng phát triển bền vững của các mô hình trên, đề tài đã đề xuất được 10 mô hình cụ thể thực hiện trong các giai đoạn 2015 - 2020 và từ 2020 đến 2030;
  • Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dưới dạng số và bộ bản đồ chuyên đề, bản đồ quy hoạch khu dân cư cho 4 huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei, Phuvong và Sanxai thuộc vùng biên giới Việt – Lào.
  • Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt đề tài;

Dạng sản phẩm III: Các công trình đã công bố: Đề tài đã công bố được 10 bài báo trên các tạp chí và Hội nghị chuyên ngành.

Kết quả đào tạo và hỗ trợ đào tạo: Thông qua việc triển khai các nội dung nghiên cứu, đề tài đã góp phần:

  • Nâng cao trình độ cả về lý luận và thực tiễn cho các cán bộ tham gia thực hiện đề tài.
  • Đào tạo 04 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ.
  • Hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành địa lý tự nhiên.
Những đóng góp mới
  • Xây dựng qui hoạch khu định cư tập trung cho các bản thuộc các bộ tộc Lào dọc biên giới Việt Nam – Lào dựa trên việc sát nhập các khu dân cư để tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao đời sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội và ổn định an ninh quốc phòng vùng biên giới giữa hai nước.
  • Đề xuất các mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên cơ sở khai thác sử dụng tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của hai tỉnh Kon Tum và Attapeu trên quan điểm tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu tự nhiên, sinh thái, tài nguyên, điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường.
  • Xây dựng hoàn chỉnh bộ cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cho tỉnh Attapeu phục vụ qui hoạch, bảo vệ môi trường và các mục đích khác. Đồng thời đề tài có ý nghĩa to lớn giúp bạn Lào nâng cao tiềm lực khoa học thông qua cùng tham gia nghiên cứu, đánh giá và sử dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu.
Sản phẩm đề tài
  • Cơ sở dữ liệu GIS tài nguyên tự nhiên tỉnh Kon Tum và Attapeu và hướng dẫn sử dụng.
  • Báo cáo và bản đồ định hướng quy hoạch phát triển dân cư, tỷ lệ 1/5.000 cho các huyện biên giới thuộc hai tỉnh Kon Tum, Attapeu.
  • Các mô hình liên kết phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng biên giới.
  • Báo cáo tổng kết đề tài và báo cáo tóm tắt đề tài.
Địa chỉ ứng dụng
  • Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
  • Sở KH&CN tỉnh Attapeu – Cộng hòa DCND Lào.